Các dân tộc Việt Nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên |
Ngày 12/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Các dân tộc Việt Nam thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn. Nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã có nhiều truyền thuyết như truyện "Quả bầu mẹ" giải thích các dân tộc có chung nguồn gốc; truyện "Ðôi chim" đẻ ra hàng trăm, hàng ngàn trứng nở ra người Kinh, người Mường, người Thái, người Khơ-mú...; truyện của dân tộc Ba-na, Ê-đê kể rằng người Kinh, người Thượng là anh em một nhà; đặc biệt là truyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con, một nửa theo cha xuống biển trở thành người Kinh, một nửa theo mẹ lên núi thành các dân tộc thiểu số. Vua Hùng được coi là Tổ tiên chung của cả nước.
Còn các tài liệu lịch sử cũng cho thấy, người Việt, người Mường là con cháu của người Lạc Việt, là chủ nhân của nền văn hoá Ðông Sơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc tách nhóm Việt -Mường thành các dân tộc là một quá trình lâu dài, bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ I, đầu thiên niên kỷ II sau công nguyên. Người Tày, Thái, Nùng là những bộ phận của người Tày, Thái cổ, trong quá trình lịch sử đã tách thành các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Người H`mông, Dao xưa kia có cùng nguồn gốc, sau tách thành các dân tộc H`mông, Dao và Pà Thẻn.
Cũng có những dân tộc khác nhau về nguồn gốc lịch sử như các dân tộc La Hủ, Lô Lô, Vân Kiều, Sán Dìu...
Các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn. Nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã có nhiều truyền thuyết như truyện "Quả bầu mẹ" giải thích các dân tộc có chung nguồn gốc; truyện "Ðôi chim" đẻ ra hàng trăm, hàng ngàn trứng nở ra người Kinh, người Mường, người Thái, người Khơ-mú...; truyện của dân tộc Ba-na, Ê-đê kể rằng người Kinh, người Thượng là anh em một nhà; đặc biệt là truyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con, một nửa theo cha xuống biển trở thành người Kinh, một nửa theo mẹ lên núi thành các dân tộc thiểu số. Vua Hùng được coi là Tổ tiên chung của cả nước.
Còn các tài liệu lịch sử cũng cho thấy, người Việt, người Mường là con cháu của người Lạc Việt, là chủ nhân của nền văn hoá Ðông Sơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc tách nhóm Việt -Mường thành các dân tộc là một quá trình lâu dài, bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ I, đầu thiên niên kỷ II sau công nguyên. Người Tày, Thái, Nùng là những bộ phận của người Tày, Thái cổ, trong quá trình lịch sử đã tách thành các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Người H`mông, Dao xưa kia có cùng nguồn gốc, sau tách thành các dân tộc H`mông, Dao và Pà Thẻn.
Cũng có những dân tộc khác nhau về nguồn gốc lịch sử như các dân tộc La Hủ, Lô Lô, Vân Kiều, Sán Dìu...
Các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)