Các câu ca dao tục ngữ nói về bình định
Chia sẻ bởi Trần Anh Tuân |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Các câu ca dao tục ngữ nói về bình định thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CA DAO BÌNH ÐỊNH.
ÐÀO ÐỨC BÍCH
Bình Ðịnh nổi tiếng không những có anh hùng Quang Trung Ðại đế Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng phá tan quân Thanh ở phía Bắc, đánh bại quân Xiêm ở phía Nam, Bình Ðịnh còn là một địa danh nổi tiếng khắp nước Việt nam về võ thuật mà ngay cả đàn bà, con gái vẫn biết côn, quyền qua câu ca dao:
“Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền”
Nhiều sản phẩm nổi tiếng ở Bình Ðịnh: khi thăm viếng, người ta thường mua làm quà để tặng cho nhau những đặc sản đẹp, cổ truyền biểu tượng tấm lòng chung thủy của người con gái:
“Nón ngựa Gò Găng
Bún Song thần An Thái
Lụa Ðậu tủ Nhơn Ngãi
Xoài tượng chín Hưng Long
Mặc ai mơ táo ước hồng
Lòng quê em giữ một lòng trước sau”
Ðôi trai gái quen nhau, lâu ngày chàng từ giã nàng về thăm quê nhà, nhưng quá kỳ hẹn mà không thấy trở lại, nàng vừa hái dâu vừa đếm từng lá dâu, tính từng ngày xa cách:
“Anh về Bình Ðịnh chi lâu
Bỏ em ở lại hái dâu một mình”
hoặc là:
“Anh về Bồ Ðịch, Giếng Vuông,
No cơm ấm chiếu luông tuồng bỏ em”
Ngày xưa ở Việt Nam, đàn bà con gái giỏi nội trợ, biết làm bếp và nấu cơm. Có một số các cô con nhà giàu được cưng chìu, một số cô khác vì tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm trong việc nấu nướng, thổi cơm không chín:
“Tiếng đồn con gái Phú Trung
Nấu cơm không chín mở vung xem hoài
Tiếng đồn con gái Phú Tài
Nấu cơm không chín đốt hoài cơm khê”
Có những câu đối đáp giữa trai gái dưới ánh trăng thanh trong ngày mùa, hoặc trong đêm trăng giã gạo, hoặc các cô vừa cấy lúa vừa hát hò và đật câu hỏi đến người con trai:
“Tiếng đồn anh hay chữ
Tài ngang Cử, Tú
Lại đây em hỏi một đôi câu
Ngọt ngay nước chảy dưới cầu
Gọi cầu Nước Mặn cớ bởi đâu hỡi chàng”
hoặc là:
“Tiếng đồn anh hay chữ
Thường đọc sách Kinh Thi
Hỏi anh ông Văn Vương đi cưới bà Hậu Phi năm nào?”
Chúng ta nghe tâm sự của người dân thương mến chú Lía, người đã làm việc nghĩa, chia sớt phần tiền thặng dư của người giàu đến những người nghèo khó và đã bị quân triều đình bao vây:
“Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.
Bình Ðịnh có những hòn tháp đẹp như Tháp Ðôi, tháp Cánh Tiên, có Cầu Ðôi nước chảy hai dòng, có đèo An Khê mịt mù mây phủ:
“Cầu Ðôi đứng cạnh Tháp Ðôi
Ðôi ta đẹp lứa đẹp đôi trên đời”
hoặc:
“Nước trên nguồn chảy tuôn ra biển
Cảm thương người một kiểng hai quê
Cầu Ðôi liền lối đi về
Mịt mùng mây phủ An Khê, Phú Tài”.
hoặc:
“Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên
Cảm thương ông hậu thủ thiền ba năm”.
Câu ca dao dưới đây nhiều người đã nghe và thuộc lòng từ khi còn nhỏ, mãi đến lúc tuổi về chiều vẫn nhớ rành rành, qua sự đối đáp của người mẹ và người con:
“Mẹ ơi đừng đánh con đau
Ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
Bắt ốc, ốc lủi vô bờ
Hái rau, rau héo mẹ nhờ gì đâu?”
Ðập Ðá là thị trấn thường được nhắc tới trong ca dao Bình Ðịnh:
“Anh về Ðập Ðá đưa đò
Trước đưa quan khách sau dò ý em”
hoặc:
“Anh về Ðập Ðá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Ða quê nàng”.
Người con trai đi đường tán tỉnh người con gái và buông thả nhiều lời hứa hẹn, người con gái muốn buộc chặt những lời hứa nầy với người quen thấy mặt và Thần Ðình chứng giám:
“Giữa đường không tiện nói năng
Xửng mưa cùng xuống Gò Găng tỏ tình
Gò Găng có chợ có đình
Người quen thấy mặt Thần Linh chứng lời”
Gò Bồi, Cách Thử, Vũng Nồm là những nơi cung cấp nhiều cá, tôm ngon, ai đi qua cũng nhớ đến mùi nước mắm:
“Gò Bồi có nước mắm cơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi”
Măng le trên nguồn, cá chuồn dưới vũng là những sản phẩm trao đổi giữa miền cao rừng núi và miền biển:
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên”
hoặc:
“Em về dưới chợ Kỳ Sơn
Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già”
Sông Côn, Lại giang là đề tài của nhiều sử tích, nhiều câu chuyện tình phổ cập trong dân gian, dòng sông cung cấp nước cho cánh đồng
ÐÀO ÐỨC BÍCH
Bình Ðịnh nổi tiếng không những có anh hùng Quang Trung Ðại đế Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng phá tan quân Thanh ở phía Bắc, đánh bại quân Xiêm ở phía Nam, Bình Ðịnh còn là một địa danh nổi tiếng khắp nước Việt nam về võ thuật mà ngay cả đàn bà, con gái vẫn biết côn, quyền qua câu ca dao:
“Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền”
Nhiều sản phẩm nổi tiếng ở Bình Ðịnh: khi thăm viếng, người ta thường mua làm quà để tặng cho nhau những đặc sản đẹp, cổ truyền biểu tượng tấm lòng chung thủy của người con gái:
“Nón ngựa Gò Găng
Bún Song thần An Thái
Lụa Ðậu tủ Nhơn Ngãi
Xoài tượng chín Hưng Long
Mặc ai mơ táo ước hồng
Lòng quê em giữ một lòng trước sau”
Ðôi trai gái quen nhau, lâu ngày chàng từ giã nàng về thăm quê nhà, nhưng quá kỳ hẹn mà không thấy trở lại, nàng vừa hái dâu vừa đếm từng lá dâu, tính từng ngày xa cách:
“Anh về Bình Ðịnh chi lâu
Bỏ em ở lại hái dâu một mình”
hoặc là:
“Anh về Bồ Ðịch, Giếng Vuông,
No cơm ấm chiếu luông tuồng bỏ em”
Ngày xưa ở Việt Nam, đàn bà con gái giỏi nội trợ, biết làm bếp và nấu cơm. Có một số các cô con nhà giàu được cưng chìu, một số cô khác vì tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm trong việc nấu nướng, thổi cơm không chín:
“Tiếng đồn con gái Phú Trung
Nấu cơm không chín mở vung xem hoài
Tiếng đồn con gái Phú Tài
Nấu cơm không chín đốt hoài cơm khê”
Có những câu đối đáp giữa trai gái dưới ánh trăng thanh trong ngày mùa, hoặc trong đêm trăng giã gạo, hoặc các cô vừa cấy lúa vừa hát hò và đật câu hỏi đến người con trai:
“Tiếng đồn anh hay chữ
Tài ngang Cử, Tú
Lại đây em hỏi một đôi câu
Ngọt ngay nước chảy dưới cầu
Gọi cầu Nước Mặn cớ bởi đâu hỡi chàng”
hoặc là:
“Tiếng đồn anh hay chữ
Thường đọc sách Kinh Thi
Hỏi anh ông Văn Vương đi cưới bà Hậu Phi năm nào?”
Chúng ta nghe tâm sự của người dân thương mến chú Lía, người đã làm việc nghĩa, chia sớt phần tiền thặng dư của người giàu đến những người nghèo khó và đã bị quân triều đình bao vây:
“Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.
Bình Ðịnh có những hòn tháp đẹp như Tháp Ðôi, tháp Cánh Tiên, có Cầu Ðôi nước chảy hai dòng, có đèo An Khê mịt mù mây phủ:
“Cầu Ðôi đứng cạnh Tháp Ðôi
Ðôi ta đẹp lứa đẹp đôi trên đời”
hoặc:
“Nước trên nguồn chảy tuôn ra biển
Cảm thương người một kiểng hai quê
Cầu Ðôi liền lối đi về
Mịt mùng mây phủ An Khê, Phú Tài”.
hoặc:
“Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên
Cảm thương ông hậu thủ thiền ba năm”.
Câu ca dao dưới đây nhiều người đã nghe và thuộc lòng từ khi còn nhỏ, mãi đến lúc tuổi về chiều vẫn nhớ rành rành, qua sự đối đáp của người mẹ và người con:
“Mẹ ơi đừng đánh con đau
Ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
Bắt ốc, ốc lủi vô bờ
Hái rau, rau héo mẹ nhờ gì đâu?”
Ðập Ðá là thị trấn thường được nhắc tới trong ca dao Bình Ðịnh:
“Anh về Ðập Ðá đưa đò
Trước đưa quan khách sau dò ý em”
hoặc:
“Anh về Ðập Ðá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Ða quê nàng”.
Người con trai đi đường tán tỉnh người con gái và buông thả nhiều lời hứa hẹn, người con gái muốn buộc chặt những lời hứa nầy với người quen thấy mặt và Thần Ðình chứng giám:
“Giữa đường không tiện nói năng
Xửng mưa cùng xuống Gò Găng tỏ tình
Gò Găng có chợ có đình
Người quen thấy mặt Thần Linh chứng lời”
Gò Bồi, Cách Thử, Vũng Nồm là những nơi cung cấp nhiều cá, tôm ngon, ai đi qua cũng nhớ đến mùi nước mắm:
“Gò Bồi có nước mắm cơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi”
Măng le trên nguồn, cá chuồn dưới vũng là những sản phẩm trao đổi giữa miền cao rừng núi và miền biển:
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên”
hoặc:
“Em về dưới chợ Kỳ Sơn
Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già”
Sông Côn, Lại giang là đề tài của nhiều sử tích, nhiều câu chuyện tình phổ cập trong dân gian, dòng sông cung cấp nước cho cánh đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Anh Tuân
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)