Các bài văn thi tốt nghiệp lớp 9 quá hay

Chia sẻ bởi Nguyễn Sinh Hùng | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: các bài văn thi tốt nghiệp lớp 9 quá hay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
LÂM ĐỒNG Khóa ngày 18 tháng 6 năm 2009


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
--------------------
Câu 1 (1,5 điểm):
- Thí sinh nêu đúng: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. (0,5 điểm)
- Thí sinh xác định đúng thành phần gọi đáp trong các ví dụ:
a. Bầu ơi (0,5 điểm)
b.Này (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm):
Thí sinh nêu được các ý chính sau:
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ngợi ca những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Câu 3 (1,5 điểm):
Yêu cầu đoạn văn cần đạt:
a. Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, tạo được sự liên kết câu, trình bày đúng yêu cầu về đoạn văn, diễn đạt rõ ý, viết đúng chính tả. (0,5 điểm)
b. Nội dung:Thí sinh cần trình bày các ý chính sau:
- Nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn thơ “Ngày xuân…vài bông hoa”: sử dụng bút pháp gợi tả, từ ngữ giàu chất tạo hình, có sự tiếp thu và sáng tạo ý hai câu thơ cổ của Trung Quốc:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa.” (0,5 điểm)
- Chọn và phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật bức tranh xuân tuyệt đẹp, đầy sức sống … (0,5 điểm)



Câu 4 (6,0 điểm):
Đề 1:
a.Yêu cầu chung:
+ Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ: biết lựa chọn và phân tích từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu… để nêu lên những nhận xét, đánh giá cụ thể và xác đáng về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
+ Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
+ Diễn đạt trong sáng, gợi cảm, chân thành.
b.Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài (1,0 điểm):
Giới thiệu bài thơ và bước đầu nêu lên nhận xét, đánh giá khái quát của mình.
2. Thân bài (4,0 điểm):
Thí sinh lần lượt trình bày những cảm nhận, đánh giá cụ thể về nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua từng luận điểm. Ở mỗi phần, thí sinh cần biết chọn lọc, phân tích, bình giá những nét đặc sắc về nghệ thuật (những hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ- thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tính đa nghĩa của hai dòng thơ cuối bài…) để bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của mình. Cần có các ý chính sau:
- Phân tích, bình giá những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (hương ổi… gió se, sương chùng chình qua ngõ) và những từ ngữ thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả (bỗng, hình như) khi chợt nhận ra những tín hiệu của sự chuyển mùa (thu đã về).
- Phân tích, bình giá những hình ảnh (dòng sông , cánh chim, đám mây, nắng , mưa…) và những từ ngữ gợi tả (dềnh dàng, bắt đầu vội vã, vắt nửa mình…) để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
- Phân tích ý nghĩa tả thực và ẩn dụ trong hai câu thơ cuối:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
để làm rõ suy ngẫm của nhà thơ: khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
3. Kết bài (1,0 điểm):
- Khái quát ý nghĩa, giá trị bài thơ.
- Liên hệ.

Đề 2:
a. Yêu cầu chung:
+ Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: nêu suy nghĩ của mình về câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sinh Hùng
Dung lượng: 61,14KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)