Các bài Luyện tập

Chia sẻ bởi Ngưyễn Thúy Hằng | Ngày 24/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Các bài Luyện tập thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

Tìm BCNN (12, 21, 28)
Kiểm tra bài cũ
Dạng toán thực tế
Bài tập 157 (SGK tr.60)
Hai bạn An và Bách cùng học một trường nhưng ở 2 lớp khác nhau. An cứ 10 ngày lại trực nhật, Bách cứ 12 ngày lại trực nhật. Lần đầu cả 2 bạn cùng trực nhật vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì 2 bạn lại cùng trực nhật ?
Khi đó An trực được bao nhiêu lần, Bách đã trực được bao nhiêu lần?
Khi đó: An trực được 60: 10 = 6 (lần)
Bách trực được 60 : 12 = 5 (lần)
Bài toán 1: Hai bạn Hà và Mai thường đến thư viện để đọc sách. Cứ 10 ngày thì Hà đến một lần, Mai thì 12 ngày đến một lần. Lần đầu hai bạn cùng gặp nhau ở thư viện. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày Mai mới lại gặp Hà ở thư viện.
Bài toán 2: Ba con tàu cập bến theo lịch như sau: con tàu thứ nhất cứ 10 ngày cập bến một lần, con tàu thứ hai thì cứ 12 ngày cập bến một lần, con tàu thứ ba thì cứ 15 ngày lại cập bến một lần.Lần đầu cả ba con tàu cùng cập bến một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba con tàu lại cùng cập bến?
Phương pháp giải
- Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số cho trước
- Tìm BCNN của các số đó
Bài toán đưa về tìm BCNN của hai hay nhiều số
Nhỏ nhất
Ít nhất
Bài 158 (SGK tr. 60):
Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội I phải trồng 8 cây. Mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây. Tính số cây mỗi đội phải trồng, biết rằng số cây đó trong khoảng từ 100 đến 200.
Dạng toán thực tế
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a (a )
+) a có quan hệ như thế nào với 8,9
+) a phải thỏa mãn điều kiện gì?
+) để tìm a ta phải làm như thế nào?
a BC(8,9)
Theo bài ra ta có

Phương pháp giải
Bài toán đưa về tìm BC của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước
- Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số cho trước
- Tìm BCNN của các số đó
- Tìm các bội của BCNN vừa tìm
- Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho
HÃY GiỮ GÌN MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP
Một số dạng toán thường gặp liên quan đến BCNN
Dạng 1: Tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số cho trước
Ví dụ: Tìm BCNN (10,12,15)
Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm BCNN
+, toán thực tế bài 157 (sgk/60)
Dạng 3: Bài toán đưa về tìm bội chung thỏa mãn điều kiện cho trước
Ví dụ: +, Viết tập hợp các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45
+, bài toán thực tế: bài 154, 158 (sgk)
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
LỊCH CAN CHI
Nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép 10 can (theo thứ tự là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).
Cứ 10 năm, Bính lại được lặp lại một lần. Cứ 12 năm, Tuất lại được lặp lại một lần
BCNN(10,12)=60, như vậy cứ 60 năm, năm Bính Tuất lại được lặp lại một lần. Tên của các năm âm lịch khác cũng như vậy
LỊCH CAN CHI
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Can + chi  năm âm lịch, ví dụ Đinh Dậu
Năm dương lịch2017
Bài tập 195 (SBT tr. 25)
Một liên đội thiếu niên khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa một người. Tính số đội viên của liên đội biết rằng số đó trong khoảng từ 100 đến 150.
Dạng toán thực tế
Nếu gọi số đội viên của liên đội là a thì a có là bội chung của 2, 3, 4, 5 không ?
Gọi số đội viên của liên đội là a (a )
Vì khi xếp hàng 2,3,4,5 đều thừa một người nên
a – 1 là BC(2,3,4,5)
Và 99 < a-1 < 149
Điều kiện của a-1 là gì?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại bài.
Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập chương, trả lời 10 câu hỏi ôn tập SGK tr.61
- Làm bài tập 159; 160; 161 (SGK) và 196, 197 SBT.
Phương pháp giải
- Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số cho trước
- Tìm BCNN của các số đó
- Tìm các bội của BCNN vừa tìm
- Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngưyễn Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)