C DE

Chia sẻ bởi Nguyễn Thảo | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: C DE thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐƠN DƯƠNG C?NG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Tiểu học TuTra Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ KHỐI 3
"Một số biện pháp giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp ba"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Tiểu học, môn Tiếng việt có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Học sinh viết một đoạn văn, làm một bài văn theo một chủ đề nào đó là bước nâng cao mà học sinh đã học ở các phần trước về câu, về vốn từ, về cách xây dựng văn bản.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ, đặt câu, viết văn của học sinh là không đều nhau. Với chương trình giảng dạy hiện nay môn Tập làm văn được đổi mới với nhiều thể loại; miêu tả, kể chuyện, thuật, tranh luận trao đổi, xây dựng chương trình hoạt động, làm mô�t số văn bản hành chính (đơn từ), biên bản. Điều này giúp học sinh tiến bộ về nhiều mặt, về khả năng vận dụng, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, việc dùng từ ngữ đặt câu, viết văn của các em còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng dấu câu còn lúng túng, sai vị trí cho nên khi đọc câu văn của các em trở nên khó hiểu và tối nghĩa. Việc nói năng của các em với thầy cô và bạn bè diễn ra tương đối tự nhiên
Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việc phải có từ ngữ, hình ảnh mới về một chủ đề nào đó đang tìm hiểu thì các em lúng túng ngay. Đối với học sinh lớp ba việc diễn đạt ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn của các em còn rất yếu do vốn từ ngữ còn hạn chế. Nhiều học sinh lo lắng, sợ sệt khi học tiết Tập làm văn. Học sinh không chủ động nắm bắt kiến thức, thiếu tự tin trong mỗi tiết học dẫn đê�n kết quả học tập của các em không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến quá trình học tập ở các lớp học cao hơn. Vấn đề trên là mối trăn trở củachúng tôi và rất nhiều giáo viên đứng lớp.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp giup� học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp ba". Với hi vọng giúp học sinh tự tin trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tâ�p, tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
II/ THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
-Nhìn chung tất cả giáo viên trong khối đều trẻ khỏe, nhiệt tình trong giảng dạy.
-Giáo viên nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới.
-Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy, trong thư viện có nhiều sách báo, tài liệu để giáo viên tham khảo, tranh ảnh ở sách giáo khoa đẹp và phong phú.
-Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình.
*Bên cạnh những thuận lợi trên, khối chúng tôi cũng gặp một số khó khăn sau:
2. Khó khăn:
GV: mẫu đơn từ, giấy tờ in sẵn ít không đáp ứng được nhu cầu phục vụ tiết dạy.
Tranh ảnh phóng to để phục giảng dạy môn Tiếng việt không có.
Học sinh:
Học sinh trong khi học tiết Tập làm văn k ém sôi nổi, chưa tập trung.
Vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế.
Học sinh chậm hiểu, nhút nhát, bị động trong học tập
Đối với dạng bài tập nghe nói: học sinh yếu thường hay ỉ lại cho các bạn học khá giỏi, ngại giao tiếp, lẩn tránh nhiệm vụ, nói nhỏ không đáp ứng được theo yêu cầu đặt ra.
Đối với dạng bài tập viết: học sinh lúng túng không biết dùng từ đặt câu, lời văn khô khan đơn điệu, khuôn mẫu, bắt chước, sử dụng lặp từ, không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Học sinh không biết cách trình bày, sai nhiều lỗi chính tả.
Sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học
* Trong dạy học ở tiểu học , sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học là rất cần thiết không thể thiếu. Chính vì vậy trong mỗi tiết học, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, nắm vững nội dung của từng tranh, cách sử dụng từng loại đồ dùng. Khai thác triệt để nguồn tranh trong sách giáo khoa và tranh được cấp phục vụ cho giảng dạy.
III/ BIỆN PHÁP:
Phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong môn Tiếng việt. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập học sinh với vốn kiến thức hạn chế, phạm vi giao tiếp hẹp nên các em còn rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp, ngại nói vì sợ sai. Vì vậy để khắc phục được các tình trạng trên chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong khi dạy Tập làm văn để tiết Tập làm văn ở lớp ba thực sự đạt hiệu quả.
Dạy học chú trọng : Tích hợp - lồng ghép.
Khi dạy Tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Điều này thể hiện rõ ở cấu trúc của sách giáo khoa, các bài được biên soạn theo chủ điểm ở tất cả các phân môn.
Ví dụ dạy chủ điểm Tới trường, khi dạy các môn Tập đọc kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính Tả giáo viên cần chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. Khai thác nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề tới trường, rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc "Nhớ lại buổi đầu đi học" giáo viên cần khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau:
+ Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường?
+ Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn?
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
+ Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em? Qua đó giáo viên định hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết tập làm văn " Kể lại buổi đầu em đi học" cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống.
Trong mỗi tiết Chính tả, Tập viết giáo viên cần chú trọng sửa lỗi chính tả , rèn cho học sinh cách trình bày đẹp, tính cẩn thận khi viết. Ngoài ra ở các chủ điểm giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Như vậy viê�c dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.
Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng.
- Giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp, thuộc lòng nội dung, câu chuyện cần kể, có điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ những phút đầu.
- Lập kế hoạch cho hình thức dạy học; giáo viên chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học như: thảo luận nhóm, đôi bạn học tập, đàm thoại với thầy cô giáo, hoạt động cá nhân về một vấn đề nào đó.
Giáo viên linh hoạt tổ chức cho học sinh học tập qua hình thức : tiếp sức, đóng vai, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi để học sinh có cơ hội thi đua cạnh tranh lành mạnh qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác theo hình thức " Học mà chơi - chơi mà học". Tạo không khí học tập thoải mái, khiến học sinh mạnh dạn tự tin, khi nói. Từ đó rèn cho các em có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ yêu ghét , trân trọng hay phê phán để các em trở nên mạnh dạn tự tin trong học tập và giao tiếp.
Tăng cường luyện tập thực hành
-Trong những tiết học chính, do thời gian có hạn mà học sinh ít được luyện tập thực hành. Chính vì vậy trong những tiết luyện thêm Tiếng việt, chúng tôi luôn tăng cường cho học sinh học phân môn Tập làm văn để các em có cơ hội thể hiện mình.
- Trong những tiết luyện thêm tôi luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả học sinh luyện nói, đặc biệt là học sinh yếu. Các em sẽ nói về các bài học thuộc chủ đề đã học. Giáo viên phải tạo không khí gần gũi để học sinh tự nhiên khi nói.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn " Nghe - kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn" Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện : Dại gì mà đổi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa sách giáo khoa và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? ( Hai mẹ con một cậu bé đang ngồi nói chuyện).
GV: Mẹ và cậu bé đang nói chuyện gì? Cô mời cả lớp cùng nghe và kể lại câu chuyện vui: Dại gì mà đổi.
- Sau khi giaùo vieân keå chuyeän , cho hoïc sinh tìm hieåu truyeän theo caùc caâu hoûi gôïi yù. Giaùo vieân cho hoïc sinh nhìn tranh keå laïi caâu chuyeän theo nhoùm nhö vaäy hoïc sinh seõ coù ñieåm töïa ñeå nhôù noäi dung caâu truyeän.…
* Ngoaøi ra giaùo vieân caàn phaûi söu taàm theâm tranh aûnh, laøm ñoà duøng phuïc vuï tieát daïy ñaëc bieät laø caùc maãu ñôn töø, baûng phuï ghi caùc caâu hoûi gôïi yù. Coù nhö vaäy giaùo vieân môùi laøm chuû ñöôïc thôøi gian, hoïc sinh coù thôøi gian luyeän taäp thöïc haønh theå hieän mình trong moãi tieát hoïc.
IV. KẾT QUẢ:
Với những biện pháp dạy học như đã nêu ở trên, học sinh ham mê học tập, tự tin, mạnh dạn trước đông người. Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và chắc. Trình độ học sinh dần dần được nâng cao.
Trong giờ học chăm chú nghe giảng ,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
-Nhờ có sự rèn luyện cùng với khả năng cảm thụ văn học ,từ đó giúp các em ham thích học môn TLV hơn , giúp các em hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.
V. KẾT LUẬN:
Năm học 2008 - 2009 là năm học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng trừơng học thân thiện, học sinh tích cực" Mỗi thầy, mỗi cô đều là người cha, người mẹ, là anh chị và cũng là những người bạn của học sinh.Học sinh vui vẻ tự tin học tập. Bên cạnh đó chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo". Chính vì vậy để thực hiện tốt cuộc vận động trên chúng ta luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, các đồng nghiệp gần xa, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng nhận thức của học sinh để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Chính vì vậy để thực hiện tốt cuộc vận động trên chúng ta luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, các đồng nghiệp gần xa, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng nhận thức của học sinh để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
-Mỗi gv phải thật sự yêu nghề ,mến trẻ, yêu thích môn dạy, đem hết nhiệt tình để hướng dẫn lèn luyện học sinh từ đó mới dành thời gian đầu tư tranh ảnh hoặc các đồ dùng khác phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
-Thường xuyên liên hệ chặt chẽ giữa GV-HS-PH để có biện pháp rèn kịp thời .
-Đúc rút kinh trong quá trình giảng dạy.
-Lắng nghe ý kiến mà đồng nghiệp góp ý trong quá trình giảng dạy.
-Sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thảo
Dung lượng: 20,66KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)