Buoc di va xd CNXH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung | Ngày 24/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: buoc di va xd CNXH thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Thuyết trình
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài làm:
Quan điểm của hồ Chí Minh về bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
_ Trong Đường cách mệnh và tiếp đó là những văn kiện do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, đã thể hiện rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Làm cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Để thực hiện giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập dân tộc và dân chủ, tiến tới cách mạng vô sản, không phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, mà là để xây dựng CNXH ở Việt Nam.
_ Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đặc điểm này đã thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta. Làm sao để tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm của nước Việt Nam luôn là điều trăn trở khôn nguôi của Hồ chủ tịch.
Trước hết để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
+ Nguyên tắc thứ nhất: xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghiã Mác – Lênin về xây dựng chế độ mới có thể tham khảo và học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. Người nói rằng “Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác...”, “Tất cả các dân tộc đều tiến tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau”.
+ Nói đến nguyên tắc thứ hai Người đã xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
_Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận này Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
+ Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và sự tuần tự của các bước đi là do điều kiện khách quan qui định. Phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh,... chớ ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”.
VD:
Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất, rồi lại đến hình thức hợp tác xã...
Hay về bước đi công nghiệp thì người có nói “...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ “ ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm một chiều có thể làm được”, ai nói “dễ” là chủ quan sẽ bị thất bại.
+ Mặc khác phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tiến nhanh tiến mạnh cũng không phải làm bừa làm ẩu mà phải phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa: Coi công nghiệp hóa là “ con đường phải đi của chúng ta” là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Thứ hai là nói về quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta: Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo, tìm cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn.
Luôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. “Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước anh em” nhưng “áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”,“ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác...”.
_ Trên thực tiễn đó Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:
+ Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng. Lấy xây dựng làm chính
VD: Bước đi và cách làm thể hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam “ xây dựng miền Bắc và củng cố miền Nam”
+ Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
VD: Khi miền Bắc phải chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, chúng ta “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”,“vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp. Quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra. Phương pháp xây dựng CNXH là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”.
Như vậy CNXH không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào.
VD: Xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá… thì phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực mà xây dựng là chủ chốt và lâu dài.
+ Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. CNXH là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách: “Công - tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công - nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu một, biện pháp 10, chính sách 20...”có như thể mới hoàn thành kế hoạch.
VD: Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân. Do đó cách làm là “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”. Đó là “ chủ nghĩa xã hội của nhân dân”, không phải “ chủ nghĩa xã hội nhà nước”
KẾT LUẬN:
_ Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện là phải huy động hết mọi tiềm năng nguồn lực trong nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân do Đảng lãnh đạo.
_ Còn vai trò của Đảng lãnh đạo cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.
Một số hình ảnh về Bác và xây dựng CNXH ở nước ta
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
11/5/2009
11/5/2009
Bác ngồi ở phủ chủ tịch
“Sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời Cách mạng thật là sang.”
(Tức cảnh Pác Pó)
11/5/2009
“ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
(Trả lời các nhà báo nước ngoài 1-1946)
11/5/2009
“ Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật Đại biểu học sinh các trường Miền Nam nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày lập lại hoà bình ở Việt Nam tại Phủ Chủ tịch (20/7/1956)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố hiến pháp Xã Hội Chủ Nghĩa đầu tiên của nước ta ngày 1/1/1960
Bác Hồ tại đại hội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (1967)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về tình hình và nhiệm vụ mới của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 28/12/1967.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn Đại biểu Mặt trân Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra thăm Miền Bắc do bác sĩ Phùng Văn Cung dẫn đầu (2/1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội
 Miền Nam tập kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)