BTH

Chia sẻ bởi Lê Quốc Thiện | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: bTH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ MỸ THO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ



BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE TH 44: THỰC HÀNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC



Họ và tên : Lê Quốc Thiện
Chức vụ : Giáo viên
Dạy lớp: Thể dục K2, K4, K5

I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học qua các môn học.
- Nắm vững các bước xây dựng kế hoạch bài học, kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp.
* Về kỹ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học và thực hành dạy học tích hợp
- Biết lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch.
- Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.
* Về thái độ:
- Tích cực, chủ động trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.
1- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường. + Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trờng xanh – sạch - đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học:
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :
- Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học.
- Để giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm tới môi trờng địa phơng, thiết thực cải thiện môi trờng địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
II. Phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học:
1. Phương thức tích hợp, lồng ghép:
- Mức độ 1:
Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 2:
Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3:
Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ:
a. Mức độ 1: (lồng ghép toàn phần)
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Thiện
Dung lượng: 17,88KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)