BT về Chất và Nguyên tố HH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 17/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: BT về Chất và Nguyên tố HH thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP VỀ CHẤT & NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 1: hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây dầy đặc
Dọc bờ biển Quảng Bình có những bãi cát trắng
Bình này đựng nước, còn bình kia đựng rượu
Sông cầu nước chảy lơ thơ
Cái lọ hoa này làm bằng thủy tinh trong suốt
Bài 2: Hãy kể tên 20 loại đồ vật (vật thể) khác nhau được làm từ 1 chất và 1 loại đồ vật được làm từ 5 chất khác nhau.
Bài 3:
Hãy phân biệt các khái niệm sau, cho ví dụ minh họa:
Đơn chất và hợp chất
Nguyên chất và hỗn hợp
Tạp chất và chất tinh khiết
Hãy kể tên phương pháp vật lý đơn giản nhất để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Em hiểu thế nào khi người ta nói: “nước máy Bắc Ninh rất sạch”, “đường kính nguyên chất”, “muối ăn tinh khiết”, “ không khí trong lành”
Bài 4: Những hiện tượng dưới đây là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?
Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông
Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần
Cháy rừng ở Indonexia gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường
Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ trong khí quyển) làm cho trái đất ấm lên
“Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí
Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ, cần phải dừng lại gấp
Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dich axit bị chuyển thành màu đỏ
Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc: CO, SO2 gây ô nhiễm môi trường.
Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung
Khi đun nóng, lúc đầu đường chảy longt, sau đó cháy khét.
PHẦN TRẮC NGHIỆM :Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết:
A. Không tan trong nước B. Không màu, không mùi
C. Có vị ngọt, mặn, đắng hoặc chua D. Khi đun thấy sôi ở nhiệt độ nhất định
Câu 2: Chất nào sau đây được gọi là chất tinh khiết:
A. Nước suối, nước sông B. Nước cất C. Nước khoáng D. Nước đá
Câu 3: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Muối ăn với nước B. Muối ăn với đường C. Đường với nước D. Nước với cát
Câu 4: Phép chưng cất được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Nước với muối ăn B. Nước với rượu C. Cất với đường D. Bột sắn với lưu huỳnh
Câu 5: Có thể thay đổi độ ngọt của đường bằng cách:
A. Thêm đường B. Thêm nước C. A và B đều đúng D. A và B đều sai
Câu 6: Cho các nguyên tử với các thành phần cấu tạo như sau: Nguyên tố A (6n; 5p; 5e), Nguyên tố B (10p; 10e; 10n), Nguyên tố C (5e; 5p; 5n), Nguyên tố D (11p; 11e; 12n). Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 7: Có thể dùng cụm từ nào sau đây nói về nguyên tử:
A. Tạo ra chất B. Giữ nguyên trong các phản ứng hóa học
C. Khối lượng nguyên tử D. Trung hòa về điện
Câu 8: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ:
A. Electron B. Proton C. Nơtron D. Tất cả đều sai
Câu 9: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý trong số các hiện tượng cho dưới đây?
A. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc
B. Cồn để trong lọ không đậy nắp, cồn sẽ bay hơi có mùi đặc trưng
C. Đá vôi bị nhiệt phân hủy thành vôi sống và khí cacbonic
D. Đường khí cháy tạo thành than và hơi nước
Câu 10: Phân tử khối của nhôm oxit (Al2O3) là:
A. 75 đvC B. 150 đvC C. 120 đvC D. 102 đvC
Câu 11: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong số các hiện tượng cho dưới đây?
A. Hòa tan thuốc tím vào nước sẽ tạo thành dung dịch thuốc tím
B. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn
C. Thủy tinh đun cho nóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: 25,92KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)