BT TƯƠNG TÁC GEN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: BT TƯƠNG TÁC GEN thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TƯƠNG TÁC GEN
I. KHÁI NIỆM: Tương tác gen là hiện tượng các gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối sự hình thành một thứ tính trạng.
II. CÁC KIỂU TƯƠNG TÁC GEN:
1. Tương tác bổ trợ:
a. Định nghĩa: Tương tác bổ trợ là kiểu tác động của hai hay nhiều cặp gen không alen,trong đó hai gen trội khi đứng trong cùng kiểu gen làm xuất hiện tính trạng mới khác với những tổ hợp kiểu gen khác chỉ chứa một trong các gen trội hoặc kiểu gen đồng hợp lặn.
b. Ví dụ: Lai giữa hai thứ bí quả tròn thuần chủng với bí quả dài thuần chủng. F1 thu được toàn quả dẹt; F2 phân li theo tỉ lệ: 9 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả dài.
Kết quả này có thể được giải thích như sau: F2 có tỉ lệ: 9 : 6 : 1 = 16 tổ hợp gen nên mỗi cơ thể F1 đã cho 4 loại giao tử, do đó cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen=> Tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen chi phối.
Sơ đồ lai:
PT/C: (quả dẹt) AABB x aabb (quả dài)
GP: AB ab
F1: AaBb -> 100% quả dẹt.
F1xF1: (quả dẹt) AaBb x AaBb (quả dẹt)
GF1: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F2:

AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

***Kết quả:
+ 9A-B- : 9 quả dẹt
+ 3A-bb : 3aaB- : 6 quả tròn
+1aabb: 1 quả dài.
Ta thấy:
+ Khi các gen trội A và B đứng riêng trong mỗi kiểu gen sẽ cho kiểu hình quả tròn.
+ Sự có mặt của cả 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt là kết quả của hiện tượng tác động giữa 2 gen trội A và B.
+ Hai gen lặn không alen có mặt trong cùng kiểu gen ỏ trạng thái đồng hợp cũng sẽ bổ sung cho nhau làm xuất hiện kiểu hình quả dài.
c. Các tỉ lệ thường gặp: 9:6:1; 9:3;4; 9:3:3:1; 9:7
2. Tương tác át chế:
a. Định nghĩa: Tương tác bổ trợ là kiểu tác động của hai hay nhiều cặp gen không alen. Sự có mặt của gen trội này sẽ át chế sự có mặt của gen trội kia không alen với nó khi đứng trong cùng kiểu gen và không cho gen đó biểu hiện. Gen bị át chế chỉ thể hiện kiểu hình khi đứng riêng trong một kiểu gen
b. Ví dụ: Lai giữa hai nòi thỏ thuần chủng lông trắng và lông xám F1 thu được toàn lông trắng; F2 phân li theo tỉ lệ 12 lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám.
Kết quả này có thể được giải thích như sau: F2 có tỉ lệ: 12 : 3 : 1 = 16 tổ hợp gen nên mỗi cơ thể F1 đã cho 4 loại giao tử, do đó cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen=> Tính trạng màu lông do 2 cặp gen chi phối.
Sơ đồ lai:
PT/C: (lông trắng) AABB x aabb (lông xám)
GP: AB ab
F1: AaBb -> 100% lông trắng.
F1xF1: (lông trắng) AaBb x AaBb (lông trắng)
GF1: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F2:

AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

***Kết quả:
+ 9A-B- : 3A-bb: 12 lông trắng
+ 3aaB- : 3 lông nâu
+ 1aabb: 1 lông xám
Giả sử gen trội B bị át bởi gen trội A.Ta thấy:
+ Khi gen trội B đứng riêng trong kiểu gen sẽ cho kiểu hình lông nâu (aaB-).
+ Khi gen trội A đứng riêng trong kiểu gen sẽ cho kiểu hình lông trắng (A-bb).
+ Khi gen trội A và B đứng chung trong cùng 1 kiểu gen (A-B-) gen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)