BT trắc nghiệm NV7 tuần 5

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: BT trắc nghiệm NV7 tuần 5 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 5

● SÔNG NÚI NƯỚC NAM (NAM QUỐC SƠN HÀ)
● PHÒ GIÁ VỀ KINH (TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
● TỪ HÁN VIỆT
● TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

1. Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ?
A. Hồi kèn xung trận.
B. Khúc ca khải hoàn.
C. Áng thiên cổ hùng văn.
D. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên.
2. Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú.
B. Ngũ ngôn.
C. Thất ngôn tứ tuyệt.
D. Song thất lục bát.
3. Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông - Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
4. Bài thơ đã nêu bật nội dung gì?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến.
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
5. Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ là gì?
A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc.
B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng.
C.Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước.
D. Gồm 2 ý A và B.
6. Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "sơn hà ?
A. giang sơn
B. sông núi
C. nước non
D. sơn thuỷ.
7. Bài thơ Phò giá về kinh là của tác giả nào?
A. Phạm Ngũ Lão.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Quang Khải.
D. Lí Thường Kiệt.
8. Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu đầu của bài Phò giá về kinh có gì đặc biệt ?
A. Đảo kết cấu chủ - vị của câu thơ.
B. Đảo trật tự thời gian của những chiến thắng.
C. Nói tới những chiến thắng trong tương lai.
D. Nhắc tới những chiến thắng của các triều đại trước.
9. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Thể hiện khát vọng hoà bình.
10. Nghệ thuật nổi bật trong cả hai bài thơ là gì?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.
B. Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.
C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc.
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
11. Chữ "thiên" trong từ nào sau đây không có nghĩa là "trời"?
A. thiên
B. thiên thư
C. thiên hạ
D. thiên thanh.
12. Từ nào sau đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa với "gia" trong "gia đình ?
A. gia vị
B. gia tăng
C. gia sản
D. tham gia.
13. Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau:
A. hoài:.................................
B. chiến:...............................
C. mẫu:................................
D. hùng:...............................
14. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. xã tắc
B. quốc kì
C. sơn thuỷ
D. giang sơn.
15. Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau đây:
A. tiều phu: ............................
B. du khách: ...........................
C. thuỷ chung: ........................
D. hùng vĩ: .............................
16. Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động.
B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
C. Được viết bằng thơ.
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
17. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự.
B. Không có lý lẽ, lập luận.
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.
D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)