BT trắc nghiệm NV7 tuần 4

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thu Huyền | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: BT trắc nghiệm NV7 tuần 4 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 4
● CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
● TỪ LÁY
● QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN


1. Hìnhh ảnh con cò trong bài than thân thứ nhất thể hiện điều gì về thân phận người nông dân ?
A. Nhỏ bé, bị hắt hủi.
B. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay.
C. Bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
D. Gặp nhiều oan trái.
2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần khắc họa thân phận người nông dân ở bài ca dao trên ?
A. Nghệ thuật so sánh ví von.
B. Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập.
C. Sử dụng câu hỏi tu từ.
D. Gồm 2 ý B và C.
3. Hãy nối cột A (sự vật được nói đến) với cột B (ý nghĩa ẩn dụ của mỗi sự việc cho phù hợp với nội dung bài ca dao than thân thứ hai.
A B
a) Con tằm 1) Thân phận bé nhỏ, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động.
b) Con kiến 2) Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng.
c) Con hạc 3) Những nỗi khổ đau oan trái của những con người thấp cổ bé
họng.
d) Con hạc 4) Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lực.
4. Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao: quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai, lá đài bi.
A. Thân em như…………………..
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
B. Thân em như………………….
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
C. Thân em như………………….
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
D. Thân em như………………….
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
5. Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như “gió dập sóng dồi”?
A. Lên thác xuống ghềnh.
B. Nước non lận đận.
C. Nhà rách vách nát.
D. Gió táp mưa sa.
6. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả ba bài ca than thân ?
A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ.
B. Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.
C. Nhiều điệp từ, điệp ngữ.
D. Những hình ảnh mang tính truyền thống.
7. Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất ?
A. Tham lam và ích kỉ.
B. Độc ác và tàn nhẫn.
C. Dốt nát và háo danh.
D. Nghiện ngập và lười biếng.
8. Bài ca dao châm biếm thứ ba phê phán cái gì ?
A. Thói gia trưởng trong xã hội phong kiến.
B. Hủ tục ma chay.
C. Sự thờ ơ trước cái chết của kẻ khác.
D. Gồm 2 ý B và C.
9. Con cà cuống trong bài ca dao châm biếm thứ ba ngầm chỉ hạng người nào trong xã hội ?
A. Thân nhân của người chết.
B. Những kẻ chức sắc trong làng xã.
C. Bọn lính tráng.
D. Những người cùng cảnh ngộ với người chết.
10. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
ai
B. trúc
C. mai
D. nhớ
11. Đại từ tìm được ở câu trên được dùng để làm gì?
A. Trỏ người B. Trỏ vật
C. Hỏi người D. Hỏi vật.
12. Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
A. Anh Nam là con trai của bác tôi.
B. Người là Cha, là Bác, là Anh.
C. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc.
D. Bác ngồi đó lớn mênh mông.

13. Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Chủ ngữ
Vị ngữ
Định ngữ
Bổ ngữ.
14. Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ hai.
B. Ngôi thứ ba số ít.
C. Ngôi thứ nhất số nhiều.
D. Ngôi thứ nhất số ít.
15. Nối đại từ ở cột A với nội dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thu Huyền
Dung lượng: 48,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)