BT trắc nghiệm NV 7 tuần 20

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thu Huyền | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: BT trắc nghiệm NV 7 tuần 20 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 20
● TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
● CÂU ĐẶC BIỆT
● BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
● LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?
A. Câu mở đầu tác phẩm.
B. Câu mở đầu đoạn hai.
C. Câu mở đầu đoạn ba.
D. Kết luận.
2. Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào ?
A. Trong quá khứ.
B. Trong hiện tại.
C. Trong quá khứ và hiện tại.
D. Trong tương lai.
3. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?
A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
B. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
4. Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?
A. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
D. Cả A và B.
5. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?
A. Trong quá khứ.
B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại.
C. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc.
D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.
6. Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ?
A. Tiềm tàng, kín đáo.
B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.
7. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?
A. Sử dụng biện pháp so sánh.
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
C. Sử dụng biện pháp nhân hóa.
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”

8. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài.
A B
a) Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng
(1) thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau.

b) Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc
(2) thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương.

9. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn.
10. Thống kê các danh từ, động từ, tính từ và các từ Hán Việt có trong bài văn theo bảng sau:
Danh từ
Động từ
Tính từ
Từ Hán Việt

………………….
………………….
…………………
…………………
…………………

………………….
………………….
…………………
…………………
…………………
………………….
………………….
…………………
…………………
…………………
………………….
………………….
…………………
…………………
…………………


11. Câu đặc biệt là gì ?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
12. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Gọi đáp.
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
13. Trong các loại từ sau, từ nào không đươc dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?
A. Từ hô gọi. B. Từ tình thái.
C. Quan hệ từ. D. Số từ.
14. Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp.

Bộc lộ
cảm xúc
Liệt kê,
thông báo
Xác định
thời gian,
nơi chốn
Gọi đáp

Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thu Huyền
Dung lượng: 62,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)