BT trắc nghiệm TLV9

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: BT trắc nghiệm TLV9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

**Câu hỏi ôn tập Tập làm văn:
1/Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?
A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng.
C. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn.
D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện.
2/ Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
A. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh. D. Làm đối tượng th/minh nổi bật, gây ấn tượng.
3/ Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò gì?
A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lôgic và màu sắc triết lí.
4/ Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
A. Để dễ ghi nhớ nội dung của văn bản.
B. Để giới thiệu cho người nghe nắm được nội dung của văn bản.
C. Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản.
D. Thể hiện những hiểu biết sâu rộng của người đọc.
5/ Dòng nào nói đúng nhất những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
A. Kể chi tiết các sự việc, nhân vật. B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của tác phẩm.
C. Chỉ cần nêu đủ các sự việc. D. Gồm A, B, C.
6/ Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận
7/ Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm?
A. Những ý nghĩ của nhân vật. B. Những cảm xúc của nhân vật.
C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật. D. Cả A, B, C đều đúng.
8/ Có những cách miêu tả nội tâm nào?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp. D. Cả A, B, C đúng.
9/ Các câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai".
A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình. B. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm.
C. Tự sự kết hợp với lập luận. D. Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm.
10/ Nhận định nào nói đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau?
"Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: "Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất".(Theo Ngữ văn 8-TậpI)
A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình. B. Tự sự kết hợp với lập luận.
C. Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm. D. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm.
11/ Những câu sau chủ yếu miêu tả điều gì?
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...
...Nét buồn như cúc điệu gầy như mai"
A. Cử chỉ của Thuý Kiều B. Nội tâm của Thuý Kiều
C. Nét mặt của Thuý Kiều D. Dáng đi của Thuý Kiều
12/ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là:
A. Tái hiện những ý nghĩ tư tưởng và diễn biến tâm trạng nhân vật.
B. Tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: 127,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)