BT TN NV 7: tuần 7

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: BT TN NV 7: tuần 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 7
● SAU PHÚT CHIA LI (trích CHINH PHỤ NGÂM KHÚC)
● BÁNH TRÔI NƯỚC
● QUAN HỆ TỪ
● LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM


1. Ai là dịch giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc ?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Đoàn Thị Điểm.
C. Bà Huyện Thanh Quan.
D. Nguyễn Khuyến.
2. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào ?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Ngũ ngôn bát cú.
3. Nội dung chính của đoạn trích Sau phút chia li là:
A. Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ.
B. Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi ra trận.
C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu.
D. Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận.
4. Từ chỉ màu xanh nào không có trong đoạn thơ ?
A. xanh xanh
B. xanh ngắt
C. mấy trùng.
D. núi lam.
5. Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ là:
A. Dùng lối nói đối nghĩa.
B. Điệp từ ngữ.
C. Những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.
D. Cả 3 ý trên.
6. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là:
A. Thần thơ thánh chữ.
B. Nữ hoàng thi ca.
C. Bà chúa thơ Nôm.
D. Thi tiên thi thánh.
7. Thể thơ của bài Bánh trôi nước giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:
A. Côn Sơn ca.
B. Thiên Trường vãn vọng.
C. Tụng giá hoàn kinh sư.
D. Sau phút chia li.
8. Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước ?
A. Hình tròn, trắng mịn.
B. Nhân son đỏ.
C. Được hấp trên nước.
D. Có thể rắn hoặc nát.
9. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ?
A. Vẻ đẹp hình thể.
B. Vẻ đẹp tâm hồn.
C. Số phận bất hạnh.
D. Vẻ đẹp và số phận long đong.

10. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “bảy nổi ba chìm” ?
A. Cơm niêu nước lọ.
B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Nhà rách vách nát.
D. Cơm thừa canh cặn.
11. Thế nào là quan hệ từ?
A. Là từ chỉ người và vật.
B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật.
C. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu.
D. Là từ mang ý nghĩa tình thái.
12. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ ?
A. vừa trắng lại vừa tròn.
B. bảy nổi ba chìm.
C. tay kẻ nặn.
D. giữ tấm lòng son.
13. Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
A. Sở hữu
B. So sánh
C. Nhân quả
D. Điều kiện.
14. Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây:
a) nếu... thì... :...................................................................
b) càng... càng... :..............................................................
c) tuy... nhưng... :...............................................................
d) bởi... nên... :...................................................................

15. Gạch chân các quan hệ từ trong đoạn văn sau:
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. (Tô Hoài)
16. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (Khoanh chữ Đ vào cuối mỗi câu đúng và chữ S vào cuối câu sai.)
a) Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ. Đ S
b) Bố mẹ rất buồn con. Đ S
c) Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù. Đ S
d) Vì trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học. Đ S
e) Hai ngày nữa thứ sáu. Đ S
g) Tôi tặng quà lưu niệm cho bạn nhân ngày sinh. Đ S
17. Điền các quan hệ từ thích hợp: tuy, nhưng, từ ... đến vào chỗ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)