BT TN NV 7 TUẦN 14

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: BT TN NV 7 TUẦN 14 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 14
● MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
● CHƠI CHỮ
● CHUẨN MỰC SƯ DỤNG TỪ
● ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM

1. Bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì ?
A. Kí sự B. Hồi kí
C.Truyện ngắn D. Tùy bút.
2. Bài văn đã viết về cốm từ những phương diện nào ?
A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm.
B. Vẻ đẹp làm công dụng của cốm.
C. Sự thưởng thức cốm.
D. Cả ba phương diện trên.
3. Đặc sắc về nghệ thuật của bài văn trên là:
A. Giọng văn tinh tế.
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao.
C. Lập luận chặt chẽ.
D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
● Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 4 - 10 :
Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết.
Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
4. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A . Miêu tả
B . Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận.
5. Nội dung của đoạn văn trên là :
A . Miêu tả cách thức làm cốm.
B. Bàn về cách thưởng thức cốm.
C. Ca ngợi giá trị của cốm.
D. Kể về nguồn gốc của cốm
6. Nghĩa của từ “thanh khiết” là :
A. Trong sạch B. Cao cả
C. Vắng vẻ D. Tươi tắn.
7. Lời giải nghĩa sau đây phù hợp cho từ nào ?
Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm, phải theo.
A. lễ nghi B. lễ nghĩa
C. lễ phép D. lễ phục.
8. Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

9. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi”, từ “hồng” chỉ sự vật gì ?
A. Quả hồng B. Tơ hồng
C. Giấy hồng D. Hoa hồng.
10. Đặc sắc của đoạn văn trên là:
A. Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao.
B. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
C. Phát hiện ra những giá trị văn hóa chứa đựng trong thức quà giản dị.
D. Gồm cả 3 ý trên.
11. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu:
Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông ...
A. Dùng từ đồng âm.
B. Dùng cặp từ trái nghĩa.
C. Dùng các từ cùng trường nghĩa.
D. Dùng lối nói lái.
12. Hãy gạch chân các từ được dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ sau:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)
● Đoạn thơ sau đã lược đi một số từ. Em hãy lựa chọn các từ trong các câu hỏi 13 – 20 điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn ...(1) qua thung lúa vàng.
Gió ... (2) tiếng hát chói chang,
Long
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)