BT hóa lớp 9

Chia sẻ bởi Trần Văn C | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: BT hóa lớp 9 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Bài giảng: Hóa học Lớp 9

Bài 1. ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Nguyên tử là gì? Khối lượng nguyên tử? Mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử? Khối lượng nguyên tử trung bình?
Phân tử là gì? Khối lượng mol phân tử? Khối lượng mol phân tử trung bình?
Nguyên tố hóa học? Đơn chất? Hợp chất? Cho ví dụ minh họa
Phản ứng hóa học? Phương trình hóa học?
Định luật bảo toàn khối lượng?
Định luật Avogadro về chất khí?
Tính theo công thức?
Tính theo phương trình?
Nồng độ dung dịch?
Các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazo, muối? (Khái niệm, phân loại).
Chuyên đề 1: OXÍT
I. Định nghĩa, phân loại và gọi tên:
I.1. Định nghĩa:
Oxit là những hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là ôxi (nguyên tố còn lại là kim loại hoặc phi kim khác).
Công thức hóa học chung của oxit:
RxOy
Trong đó: R là nguyên tố kim loại hoặc phi kim khác oxi
x, y là số nguyên tử của nguyên tố R và O có trong phân tử oxit.
I.2. Phân loại oxit: 2 loại chính
a. Oxit kim loại: Là oxit tạo bởi nguyên tố kim loại và oxi. Có 3 loại oxit kim loại:
Oxit bazơ tan: Là oxit trong đó kim loại là kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ: Na2O; K2O; CaO; BaO...
Oxit lưỡng tính: Là ôxit trong đó kim loại là kim loại lưỡng tính (như Al, Zn,...): Al2O3; ZnO...
Oxit ba zơ không tan: FexOy; CuO; MgO; PbO;...
Chú ý: oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
b. Oxit phi kim: Là oxit tạo bởi nguyên tố phi kim và oxi. Có 2 loại oxit phi kim:
Oxit axit: Là những oxit phi kim có khả năng tạo muối (tan được trong nước tạo thành dung dịch axit tương ứng, trừ SiO2): SO2; SO3; CO2; N2O5; P2O5... Hoặc là oxit phi kim tương ứng với 1 axit;
Oxit trung tính: Là những oxit phi kim không có khả năng tạo muối (không tác dụng với nước, axit, bazơ): N2O; NO; N2O3; NO2; CO...
I. 3. Gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì tên kim loại kèm theo hóa trị + oxit
Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxit).
Dùng các tiền tố: mono (1); đi (2); tri (3); tetra (4); penta (5); hexa (6), hept (7)…
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với nước:
Oxit bazơ tan tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm: Dung dịch này làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh; Phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ hoặc hồng;
Oxit axit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit: Dung dịch này làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ hoặc hồng.
2. Tác dụng với dung dịch axit: Oxit kim loại + Oxit axit → Muối + H2O
Ví dụ: CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
Chú ý: Oxit ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với axit có tính oxi hóa ở gốc như HNO3 và H2SO4 đặc (t0) → Muối ứng với hóa trị cao của kim loại đó + sản phẩm khử (SO2; NxOy; NO; NO2; NH4NO3) + H2O
Ví dụ: FeO(r) + H2SO4(đ/to) → Fe2(SO4)3(dd) + SO2(k) + H2O(l)
3. Tác dụng với dung dịch kiềm:
Oxit lưỡng tính + dung dịch kiềm → Muối + H2O
Ví dụ: Al2O3(r) + NaOH(đd) → NaAlO2(dd) + H2O(l)
Oxit axit + dung dịch kiềm: xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
TH1: Tạo thành muối axit nếu nOH/noxax = 1
CO2(k) + NaOH → NaHCO3 (1)
TH2: Tạo thành muối trung hòa + H2O nếu nOH/noxax = 2
CO2(k) + 2NaOH(dd) → Na2CO3(dd) + H2O(l) (2)
TH3: Tạo thành hỗn hợp 2 muối nếu 1 < nOH/noxax < 2: tạo ra cả 2 muối theo phương trình (1) và (2): nghĩa là phải viết cả 2 phương trình trên.
4. Oxit bazơ tan + oxit axit → Muối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn C
Dung lượng: 17,61KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)