Boiduonghe

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hạnh | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: boiduonghe thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO MÔN THỦ CÔNG VÀ KỸ THUẬT
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
1. Khái niệm năng lượng, các loại năng lượng
* Năng lượng là gì?
Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hóa năng lượng.
* Năng lượng sơ cấp: tạm hiểu là nguồn năng lượng “thô” có sẵn ngoài thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là chuyển hóa năng lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng,…
* Năng lượng thứ cấp: là những năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hóa những năng lượng thô như nêu trên.
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
- Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần:
+ Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn. Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là các dạng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên). Các loại nhiên liệu này được hình thành thông qua sự hóa thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
+ Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
+ Việc tái tạo loại nhiên liệu hóa thạch phải mất tới hàng triệu năm, vì vậy đây là nguồn nhiên liệu được coi là không thể phục hồi, đến một ngày nào đó nó sẽ biến khỏi trái đất.
- Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo):
+ Năng lượng hạt nhân: Năng lượng hạt nhân có được bằng một trong hai cách: Phân rã hạt nhân các nguyên tử, hoặc kết hợp với các hạt nhân nguyên tử. Việc phân rã hạt nhân, hoặc kết hợp hạt nhân nói trên mang lại một nguồn năng lượng khổng lồ.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
+ Năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và không sản sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng nước: Nước tràn xuống từ đập nhà máy thủy điện làm quay tua bin nối với máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, hiệu quả và có tiềm năng to lớn.
+ Năng lượng sức gió: Gió cũng là một nguồn tài nguyên năng lượng. Đây là một nguồn tài nguyên vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng địa nhiệt: Địa nhiệt là dạng năng lượng tự nhiên sản sinh ra từ lòng đất và giải phóng ra ngoài nhờ hoạt động của các núi lửa, suối nước nóng hay giếng phun.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
+ Năng lượng thủy triều: Việc ứng dụng dòng thủy triều lên, xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện tiềm ẩn một nguồn năng lượng vô tận. Đây cũng là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng sinh khối: Một phần sinh khối (tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một đơn vị diện tích) có thể được sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
- Năng lượng sạch: Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường.
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ có những tác động xấu đối với môi trường.
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
3. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người; việc khai thác, sử dụng năng lượng và vấn đề môi trường; xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
3.1. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người.
- Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dịch vụ.
+ Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con người, phục vụ các nhu cầu thiết yếu.
+ Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
3. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người; việc khai thác, sử dụng năng lượng và vấn đề môi trường; xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
3.2. Tình hình khai thác tài nguyên năng lượng và ảnh hưởng đối với môi trường
- Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do sự khai thác không hợp lý.
- Sự ô nhiễm môi trường do khí thải của việc khai thác, sử dụng một số loại năng lượng có thể gây ô nhiễm.
- Sự biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường do sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, hoặc những nguồn năng lượng trong lòng đất.
3.3. Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
Đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường.
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
4. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với đời sống của con người
4.1. Khái niệm SDNLTK&HQ
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng lượng trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: Đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần thiết với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
- SDNLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG, SDNLTK&HQ
4. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với đời sống của con người
4.2. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng.
- Do nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hóa thạch) ngày càng cạn kiệt.
- Do ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của việc sử dụng các nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người.
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Thế nào là giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục) hình thành, phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về SDNLTK&HQ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái.
- Mục đích của giáo dục SDNLTK&HQ: Làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và của việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các đề năng lượng.
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Sự cần thiết phải giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của con người là một trong những các nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và hủy hoại môi trường sinh thái.
- Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về năng lượng, tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sự phát triển bền vững.
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Sự cần thiết phải giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.1. Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học.
- Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng với cuộc sống của con người.
+ Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở nhà.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống.
- Về kỹ năng - hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Sự cần thiết phải giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.2. Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
- Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học được tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục với khối lượng kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm về năng lượng, SDNLTK&HQ.
+ Ý thức về SDNLTK&HQ.
+ Kỹ năng về SDNLTK&HQ trong cuộc sống.
+ Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen trong sử dụng năng lượng.
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Sự cần thiết phải giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học
Theo số liệu thống kê đầu năm 2008, cả nước hiện có gần 7 triệu học sinh tiểu học, khoảng trên 323.000.000 giáo viên ở gần 15 nghìn trường tiểu học. Giáo dục SDNLTK&HQ cho học sinh tiểu học là làm cho gần 10% dân số hiểu biết các vấn đề về năng lượng và SDNLTK&HQ. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu học sinh tiểu học thực hiện tốt việc tuyên truyền về SDNLTK&HQ trong cộng đồng.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
1. Hình thức tích hợp
- Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở các môn học cấp tiểu học có 3 mức:
+ Mức độ toàn phần: (Môn kỹ thuật- thủ công không có)
+ Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
- Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng trường học SDNLTK&HQ.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
2. Phương pháp tích hợp
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế: Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên.
- Phương pháp thí nghiệm:Phương pháp thí nghiệm giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản hóa các quá trình cho học sinh quan sát dễ tiếp thu.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết kiệm, gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống: Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp tiểu học cần đạt tới đích là để học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố.
- Phương pháp nêu gương:Giáo viên thường xuyên nhận xét việc thực hiện SDNLTK&HQ qua hành vi cụ thể của học sinh trong lớp và nhận xét, đánh giá, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp học.
PHẦN THỨ HAI
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
TRONG MÔN THỦ CÔNG – KỸ THUẬT

I. MỤC TIÊU
Tài liệu trang 82- 83
* Về kiến thức:
* Về kỹ năng- Hành vi:
* Về thái độ - tình cảm
II. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN THỦ CÔNG – KỸ THUẬT
1.Phương thức tích hợp giáo dục SDNLTK & HQ vào môn Thủ công, Kỹ thuật như thế nào?
1.1. Nội dung chương trình môn Thủ công, môn Kỹ thuật gồm các chủ đề sau:
* LỚP 1:
- Xé, dán giấy.
- Gấp hình.
- Cắt, dán giấy.
* LỚP 2:
- Gấp hình.
- Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
* LỚP 3:
- Làm đồ chơi đơn giản.
- Cắt, dán chữ cái đơn giản.

* LỚP 4:
- Cắt, khâu.
- Thêu
- Trồng rau, hoa.
- Lắp ghép mô hình kỹ thuật.
* LỚP 5
- Khâu, thêu.
- Nấu ăn.
- Nuôi gà.
- Lắp ghép mô hình kỹ thuật.

II. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN THỦ CÔNG – KỸ THUẬT
1.2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK & HQ
a. Tích hợp vào các bài học trên lớp
- Mức độ bộ phận: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung giáo dục SDNLTK & HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ giáo dục SDNLTK & HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK & HQ.
VD:
b. Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục SDNLTK & HQ.
Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động. Những hoạt động này tổ chức vào buổi 2 đối với các trường học 2 buổi/ ngày hoặc các buổi học ngoại khóa.
VD:

II. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN THỦ CÔNG – KỸ THUẬT
2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK & HQ vào môn Thủ công, Kỹ thuật như thế nào?
2.1.Phương pháp thảo luận:
- Thảo luận cả lớp
- Thảo luận nhóm
VD:
2.2 Phương pháp quan sát:
- Nội dung quan sát phải phù hợp, tự nhiên, không gò ép.
2.3 Phương pháp trò chơi:
GV tổ chức theo trình tự:
- Chuẩn bị trò chơi.
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi, thời gian, luật chơi.
- HS chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi.
- Rút ra bài học qua trò chơi.
III. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK & HQ
VI. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ QUA CÁC CHỦ ĐỀ
1. Gợi ý một số hoạt động giáo dục lồng ghép tiết kiệm năng lượng ngoài các bài học
- Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi.
- Sử dụng chất đốt trong nấu ăn.
- Xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu.
- Tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng.
- Tham quan tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng điện ở địa phương
2. Nội dung và cách tổ chức một số hoạt động tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ngoài bài học
- Các hoạt động này nên tổ chức theo nhóm.
- Thiết kế một hoạt động theo những điểm cơ bản sau:
1.Tên hoạt động :Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được.
2.Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được.
3. Thời gian dự kiến: cần xác định và phân bố thời gian cho thích hợp.
4. Chuẩn bị: địa điểm, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
5. Các bước tiến hành
6. Củng cố, đánh giá.
7.Tài liệu tham khảo.
8.Gợi ý cho người sử dụng.

V. LƯU Ý:
Khi tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Thủ công và Kỹ thuật có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn bài có khả năng tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
- Xác định mức độ, nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh.
- Đảm bảo mục tiêu bài học của môn Thủ công, Kỹ thuật, đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ .
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sing liên hệ ,mở rộng tự nhiên, đúng mức tránh lan man, sa đà sang môn học khác, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hạnh
Dung lượng: 1.022,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)