BOI DUONG THUONG XUYEN GIAO VIEN MAM NON THANG 1,2,3
Chia sẻ bởi Phạm Thị Diệp |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: BOI DUONG THUONG XUYEN GIAO VIEN MAM NON THANG 1,2,3 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TP TÂN AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG NHƠN THẠNH TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nhơn Thạnh Trung, ngày 10 tháng 01 năm 2015
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
THÁNG 01.2015
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1 (5 tiết – Thời gian học 10.01.2015)
"Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế."
Vị trí, vai trò và quá trình cải cách, đổi mới giáo dục:
- Giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Những đổi mới giáo dục trong thời gian qua thiếu đồng bộ, còn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, nay trở nên không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần được điều chỉnh,
bổ sung.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.
Những thành tựu, kết quả nổi bật của giáo dục và đào tạo nước nhà trong những năm vừa qua:
Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là:
1. Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động.
2. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, bình đẳng giới cơ bản được bảo đảm.
3. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến tích cực.
5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
6. Cơ sở vật chất - kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước hiện đại hoá.
7. Xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Các định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế:
"Chuẩn hoá", "hiện đại hoá", "xã hội hoá", "dân chủ hoá" và "hội nhập quốc tế" có quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau, được thể hiện trong toàn bộ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục. Có thể nêu một số điểm chính như sau:
- Chuẩn hoá mục tiêu, chương trình đào tạo, các trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, cơ chế quản lí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Hiện đại hoá mục tiêu, nội dung giáo dục
TRƯỜNG MG NHƠN THẠNH TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nhơn Thạnh Trung, ngày 10 tháng 01 năm 2015
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
THÁNG 01.2015
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1 (5 tiết – Thời gian học 10.01.2015)
"Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế."
Vị trí, vai trò và quá trình cải cách, đổi mới giáo dục:
- Giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Những đổi mới giáo dục trong thời gian qua thiếu đồng bộ, còn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, nay trở nên không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần được điều chỉnh,
bổ sung.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.
Những thành tựu, kết quả nổi bật của giáo dục và đào tạo nước nhà trong những năm vừa qua:
Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là:
1. Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động.
2. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, bình đẳng giới cơ bản được bảo đảm.
3. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến tích cực.
5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
6. Cơ sở vật chất - kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước hiện đại hoá.
7. Xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Các định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế:
"Chuẩn hoá", "hiện đại hoá", "xã hội hoá", "dân chủ hoá" và "hội nhập quốc tế" có quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau, được thể hiện trong toàn bộ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục. Có thể nêu một số điểm chính như sau:
- Chuẩn hoá mục tiêu, chương trình đào tạo, các trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, cơ chế quản lí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Hiện đại hoá mục tiêu, nội dung giáo dục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Diệp
Dung lượng: 372,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)