Bồi dưỡng thường xuyên bài 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên bài 3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI 3
TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH.

I. Những phương pháp dạy học được áp dụng trong thực tiễn :

Tên phương pháp
Tần số sử dụng


Thường xuyên
Đôi lúc
Không bao giờ

Thuyết trình

x


Sử dụng sách, tài liệâu
x



Đàm thoại/ Vấn đáp
x



Trình bày trực quan
x



Trình bày thí nghiệm

x


Sử dụng băng, đĩa ghi âm, hình.


x

Đóng vai

x


Thảo luận nhóm
x



Luyện tập
x



Ôân tập
x



Quan sát
x



Mô phỏng


x


Căn cứ vào những điều đã ghi trên bảng, tôi luôn coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh. Việc phát huy mối quan hệ giữa học sinh với nhau trong học tập, tôi luôn cố gắng xây dựng, tạo điều kiện để thúc đẩy mối quan hệ này.
II. Những suy nghĩ của bản thân về “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”
1 / Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ : Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS.
Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi HS học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn.
2 / Kết quả học tập của HS là thước đo kết quả hoạt động của GV và HS.Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học, chứ không phải người dạy. Hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau.
Cần thật sự coi trọng quá trình học của HS.
3/ Lưu ý :
a) Trong khi dạy học, cần tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng…biết biến cái đó thành kiến thức, kĩ năng của mình. Như vậy sẽ khiến sự hiểu biết của các em được vững chắc hơn, hứng thú học tập được tăng cường.
b) Khi dạy học, hoạt động tư duy của HS được khơi dậy, phát triển và coi trọng. Đó chính là dạy học phát huy tính tích cực của HS.
c) Trong dạy học cần tạo điều kiện phát huy tính tương tác lẫn nhau cho HS như : Trao đổi với bạn để kiểm tra xem sự hiểu biết của mình như thế nào. Đặt câu hỏi với bạn để xem suy nghĩ của mình có trùng với bạn hay không…
4/ Kết luận :
- Luôn phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của HS ở từng tiết học, đó chính là dạy học tích cực. Dạy học tích cực tạo cho các em phương pháp học tập tích cực.
- Phát huy sự tương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV trong hoạt động dạy học chính là học tương tác và dạy tương tác.
III. Những điều nên thực hiện nhiều hơn trong hoạt động dạy học phát huy tính tích cực và tính tương tác của hs
- Đòi hỏi người học tính tự giác, tích cực và độc lập.
- Người học phải sử dụng tối đa các giác quan khác nhau, Đặc biệt là thị giác và thính giác.
- Tạo điều kiện nhiều hơn để phát huy tối đa vai trò chủ thể của người học.
- HS giữ vai trò chủ động hơn trong mọi hoạt động như chủ động lĩnh hội thông tin, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sắp xếp lại thông tin…, hợp tác với các bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, phát triển kĩ năng, hình thành và phát triển cách học.
- Hiệu quả và chất lượng dạy học được nâng cao, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
IV. Những hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
1.Đàm thoại khi giảng bài.
2.Đặt câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ, tích cực học tập.
3.Tổ chức thực hành theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp.
4.Thảo luận theo cặp, nhóm, lớp.
5.Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Khi tiến hành các hoạt động trên, người HS thực hiện các thao tác trí tuệ (nhận biết, so sánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 7,61KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)