Bồi dưỡng NVSP và phương pháp dạy học

Chia sẻ bởi Hứa Tiến Mạnh | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng NVSP và phương pháp dạy học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Chuyên đề

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học
phần II
Phương pháp dạy học
Người thực hiện :
Giảng viên - Đinh Thị Tình.

Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhận thức đúng về PPDH
- Có hiểu biết cơ bản về một sô PPDH tích cực.
2. Kỹ năng
- Bồi dưỡng và củng cố thêm một số kỹ năng sử dụng các PPDH tích cực.
- Sử dụng được một số kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
3. Thái độ
- Có ý thức trong việc đổi mới PPDH
- Bồi dưỡng và củng cố những năng lực SP của người thầy giáo
Bài 1
nhận thức về đổi mới
phương pháp dạy học
* Tại sao phải đổi mới PPDH?
Trái đất đứng yên
Mặt trời quay quanh trái đất
Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời
nhà thờ thiên chúa giáo
thuyết địa tâm
côpécnic
Thuyết nhật tâm
Thầy giáo là trung tâm của quá trình dạy học
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
I. Khái niệm phương pháp dạy học
1. Phuong phỏp l� gỡ?

Tom
maria
Tony
Tom
Tony
Tom
Tony
maria
1. Phuong phỏp l� gỡ?
Phương pháp là cách thức, là con đường để đi đến và giải quyết những mục đích nhất định./

2. Phương pháp dạy học là gì ?

Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, HS giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học./
II. Phân loại các phương pháp dạy học.
* C¸ch ph©n lo¹i phæ biÕn – C¨n cø vµo nguån th«ng b¸o :
- Nhãm c¸c ph­¬ng ph¸p d¹y häc dïng lêi.
- Nhãm c¸c ph­¬ng ph¸p d¹y häc trùc quan.
- Nhãm c¸c ph­¬ng ph¸p d¹y häc thùc hµnh.
- Ngoµi ra cßn cã kiÓm tra, ®¸nh gi¸ tri thøc, kü n¨ng, kü x¶o víi t­ c¸ch lµ nhãm ph­¬ng ph¸p d¹y häc bæ trî./
II. Các nhóm phương pháp dạy học
1. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời.
Bao gồm các phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu khác./

1.1.Phương pháp thuyết trình.

a. Khái niệm
- Là phương pháp giáo viên dùng lời nói sinh động để trình bày tài liệu mới hoặc hệ thống hoá những tri thức mà học sinh đã thu lượm được./
b. Các loại thuyết trình.
* Giảng thuật : Là phương pháp thuyết trình có chứa đựng các yếu tố trần thuật và miêu tả.
* Giảng giải: Là dùng luận cứ, số liệu để chứng minh các nguyên tắc, quy tắc, định luật, công thức... nó chứa đựng các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy trí thông minh sáng tạo ở học sinh.
* Diễn giảng: Là trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài ( 1 - 2 tiết; 3-4 tiết...)./
C. Ưu nhược điểm của phương pháp thuyết trình.
* Ưu điểm:
Giáo viên chủ động thời gian đảm bảo tiến trình giảng dạy, tạo điều kiện tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, giúp các em nắm tri thức một cách hệ thống, phát triển tư duy logíc, tiết kiệm được thời gian và sức lực của giáo viên.
* Nhược điểm:
Lớp học dễ thụ động, học sinh dễ mệt mỏi. Giáo viên không thể chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như không thể kiểm tra đầy đủ được sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh./
d. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này:
+ Đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn, tính tuần tự, tính logíc của việc trình bày tài liệu.
+ Đảm bảo sự trong sáng, rõ ràng dễ hiểu khi trình bày tài liệu.
+ Đảm bảo thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực tư duy của học sinh bằng nghệ thuật thuyết trình cuả giáo viên.
+ Đảm bảo cho học sinh biết cách ghi chép.
+ Cần kết hợp giữa thuyết trình với các phương pháp dạy học khác./

1.2. Phương pháp vấn đáp.

a. Khái niệm:
* Là PP thầy hỏi - trò đáp./
b. Các hình thức vấn đáp:
- Vấn đáp gợi mở.
- Vấn đáp củng cố.
- Vấn đáp tổng kết.
- Vấn đáp kiểm tra./
c. Ưu nhược điểm của phương pháp vấn đáp.
* Ưu điểm:
+ Kích thích học sinh độc lập tư duy bồi dưỡng cho các em năng lực diễn đạt bằng lời nói, tạo hứng thú học tập cho các em.
+ Giúp cho giáo viên thu được tín hiệu ngược ngoài một cách nhanh chóng.
+ Tạo ra không khí làm việc sôi nổi trong giờ học.
* Nhược điểm:
+ Làm mất thời gian ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
+ Nếu sử dụng không khéo sẽ gây đôi co giữa giáo viên và học sinh./
d. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này:

* Đối với giáo viên:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung vấn đáp để xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ.
+ Câu hỏi, nội dung chính xác, dễ hiểu sát trình độ học sinh, có tác dụng kích thích tính tích cực độc lập tư duy, phát triển hứng thú nhận thức ở các em
+ Phải có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời.
+ Đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định cho học sinh trả lời, khi học sinh không trả lời được cần có những câu hỏi gợi mở hoặc gọi một học sinh khác tiếp sức.
* Đối với học sinh:
+ Cả lớp phải lắng nghe ý kiến bạn trả lời, có ý kiến nhận xét bổ sung, học sinh trả lời cần gắn gọn, dễ hiểu, giọng nói dõng dạc./




1.3. PP dùng sách giáo khoa và các tài liệu khác.

a. Khái niệm :
Là cách thức giáo viên giúp học sinh sử dụng một cách hợp lý sách giáo khoa ở trên lớp cũng như ở nhà./

b.Ưu nhược điểm của phương pháp này:
*Ưu điểm:
Giúp học sinh nâng cao tiềm lực hiểu biết một cách có hệ thống.
Rèn luyện kỹ năng và thói quen sử dụng sách.
- Bồi dưỡng vốn ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc nhân xét phê phán và thói quen tự học.
*Nhược điểm:
Nếu đọc sách không chọn lọc sẽ bị nhiễu thông tin.
Nếu quá nặng về sách vở sẽ xa rời thực tế ( mọt sách ).
Những kinh nghiệm thực tiễn ở trong sách vở vẫn còn hạn chế./
a.Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này:

*Việc dùng sách tại lớp.
- Khi chuẩn bị bài giảng giáo viên cần xác định nội dung nào trong sách giáo khoa hoặc sách báo khác học sinh có thể tự nghiên cứu tại lớp.
- Giáo viên cần giảng kỹ những phần quan trọng, giải thích những từ mới, hướng dẫn học sinh gạch chân những phần trọng tâm, hướng dẫn cách sử dụng bản đồ, hình vẽ.../
- Khi tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu giáo viên cần tiến hành đàm thoại một cách cặn kẽ về chủ đề học tập và xác định trình tự và phương pháp nghiên cứu theo trình tự đó.
- Cần phải phối hợp giữa việc dùng sách giáo khoa với các phương pháp dạy học khác./
*Việc dùng sách ở nhà.

Để việc sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác có kết quả cần hình thành cho học sinh một số kỹ năng, kỹ xảo sau:
- Kỹ năng, kỹ xảo đoc lướt để tìm ý chính, kỹ năng đọc kỹ để đi sâu nắm vững chủ đề.
- Kỹ năng, kỹ xảo lập dàn ý, xây dựng đề cương nhằm giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá.
- Kỹ năng, kỹ xảo trích ghi.
- Kỹ năng, kỹ xảo tóm tắt.
- Ngoài ra để sử dụng sách và tài liệu có hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chọn sách, lập thư mục, thu thập tài liệu theo môn học./
2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan
2.1. Khái niệm chung:
Là cách thức sử dụng trực quan để hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng hoặc hình ảnh của chúng, từ đó giúp các em tích luỹ được những tài liệu cảm tính làm cơ sở cho việc lĩnh hội tri thức một cách sinh động và vững chắc./
2.2.Các phương pháp dạy học trực quan.

a. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh độc lập xem xét sự vật, hiện tượng từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
b. Phương pháp trình bày trực quan:
Là phương pháp giáo viên trình bày, biểu diễn các phương tiện trực quan để học sinh quan sát nhằm rút ra những tri thức cần thiết./
Các phương tiện trực quan bao gồm : Các vật thật, các vật tượng trưng,
( bản đồ, sơ đồ, đồ thị... ), các vật tạo hình ( tranh ảnh, hình vẽ, tượng...).
c. Một số các phương tiện trực quan đặc biệt: Phim, tivi. vi tính, máy chiếu qua đầu, ngôn ngữ giàu hình tượng của giáo viên./

C. Ưu nhược điểm của nhóm phương pháp này.

* Ưu điểm :
+ Huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp được chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu.
+ Phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, óc tò mò khoa học, giúp các em liên hệ được giữa lý thuyết với thực tế.
*Nhược điểm :
+ Nếu sử dụng không đúng và lạm dụng dễ làm cho học sinh bị phân tán chú ý và không tập trung vào những dấu hiệu cơ bản.
+ Hạn chế năng lực tư duy trừu tượng ở học sinh./

d. Cách thức thực hiện chung:

- Lựa chọn một cách hợp lý phương tiện trực quan.
- Giải thích mục đích trình bày trực quan, trình bày các phương tiện trực quan theo một trình tự nhất định. đảm bảo cho tất cả học sinh được quan sát sự vật hiện tượng một cách rõ ràng dầy đủ.
- Đảm bảo phát triển óc quan sát cho học sinh.
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan./
Quan sát đoạn băng và nhận xét về phương pháp dạy học của giáo viên
3. Nhóm các phương pháp dạy học thực hành.

1.1. Phương pháp độc lập làm thí nghiệm.
Khái niệm:
Là cách thức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở vườn trường... để củng cố tri thức dẫ học và phát hiện tri thức mới./
3.2. Phương pháp luyện tập.
a. Khái niệm:
Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần nhiều hành động nhất định nhằm hình thành và củng cổ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
b. Các dạng luyện tập.
* Theo dạng thể hiện của luyện tập ta có: Luyện tập miệng và luyện tập viết.
* Theo các khâu của quá trình dạy học ta có:
- Luyện tập nhằm tiếp thu tri thức mới.
- Luyện tập nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Luyện tập nhằm vận dụng tri thức.
- Luyện tập nhằm củng cố tri thức./
c. Ưu nhược điểm
* Ưu điểm:
Giúp học sinh củng cố được tri thức, rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo, phát triển được năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là rèn luyện được năng lực độc lập hoạt động, thói quen lao động sáng tạo, tính kiên trì nhẫn nại.
* Nhược điểm:
Nếu không có kế hoạch luyện tập dễ làm mất thời gian, không mang lại kết quả, lượng tri thức thu được từ phương pháp còn khiêm tốn./
d. Yêu cầu khi sử dụng:
+ Nắm vững mục đích yêu cầu của luyện tập.
+ Nắm vững lý thuyết rồi mới luyện tập.
+ Luyện tập dưới nhiều dạng khác nhau.
+ Luyện tập một cách hệ thống và liên tục, đảm bảo tính giáo dục./
3.3. Phương pháp ôn tập.

a. Khái niệm:
Ôn tập là quá trình củng cố, mở rộng, làm sâu sắc thêm tri thức của học sinh một cách có hệ thống./
b.Các dạng ôn tập:

Căn cứ vào chức năng của ôn tập có thể chia thành:
- Ôn tập bước đầu: Thường sử dụng ngày sau khi lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Ôn tập khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức: Ôn tập này diễn ra ngay sau khi học xong một chương, một môn học./
c. Ưu nhược điểm của phương pháp này.
* Ưu điểm:
+ Ôn tập giúp học sinh nắm vững, mở rộng, hệ trhống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
+ Phát triển năng lực tư duy cho học sinh ( năng lực khái quát hoá ).
* Nhược điểm:
+ Nếu không có kế hoạch ôn tập sẽ làm mất thời gian không mang lại hiệu quả.
+ Nếu ôn tập không hợp lý và đúng mục đích sẽ dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt, học đối phó.
d. Yêu cầu khi sử dụng:
Để ôn tập có hiệu quả cần: Ôn tập có kế hoạch, hệ thống kịp thời, ôn tập với nhiều hình thức khác nhau, ôn tập xen kẽ nhiều môn học với nhau và kết hợp với nhỉ ngơi một cách hợp lý./
III. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc
1. Đặc trưng của PP dạy và học tích cực.
DH thông qua tổ chức các hoạt động của HS.
Chú trọng rèn PP tự học.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Đặc trưng chung nhất : Tính nhân văn và tính hoạt động cao của học trò./
2. Bản Chất :
Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ.
Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội./
Thầy (tác nhân)
Trò (chủ thể)
Hướng dẫn
Tự nghiên cứu
Tổ chức
Tự thể hiện

Trọng tài, cố vấn,
Kết luận kiểm tra
Tự kiểm tra, tự
điều chỉnh

Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học HS được :

- Hoạt động nhiều hơn.
- Thực hành nhiều hơn.
- Thảo luận nhiều hơn.
- Suy nghĩ nhiều hơn.
3. Điều kiện để có được PPDH tích cực
 Thay ®æi nhËn thøc :
- C¸ch häc vµ sù mong ®îi ë HS
- C¸ch d¹y, c¸ch øng xö cña GV
 C¸ch tæ chøc t­¬ng t¸c míi trong khu«n khæ líp häc
 Ph¸t triÓn tµi liÖu d¹y häc míi
Bài 2
phương pháp dạy học
đặt và giải quyết vấn đề
Là phương pháp dạy học trong đó người thầy giáo đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, giúp họ tự lực và sáng tạo giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó mà nắm được tri thức mới hoặc cách thức hành động mới./
1. Khái niệm

Dời cả năm quân cờ từ vị trí thứ nhất sang vị trí thứ ba trong khi vẫn duy trì thứ tự các quân cờ, càng ít lần di chuyển các quân cờ càng tốt đồng thời tuân thủ các qui luật là mỗi lần chỉ ®uợc dời một quân cờ và không bao giờ được chồng quân cờ lớn lên trên quân cờ nhỏ.
BÀI TẬP: TRÒ CHƠI THÁP HÀ NỘI
1
2
3
2. C¸c lo¹i t×nh huèng trong d¹y häc

a. Tình huống lựa chọn�: Là tình huống xuất hiện khi học sinh phải chọn trong số phương án giải quyết lấy một phương án hợp lý nhất.
b. Tình huống bác bỏ�: Là tình huống đòi hỏi phải phủ nhận một quan điểm, một kết luận sai lầm.
c. Tình huống nghịch lý�: Là tình huống thoạt nhìn dường như vô lý không phù hợp với lý thuyết hoặc quy luật đã được thừa nhận.
d. Tình huống tại sao�: Là tình huống xuất hiện khi người học gặp phải những vấn đề họ chưa hiểu gây thắc mắc với những câu hỏi tại sao./
Bài tập tình huống
1. Một nhà Tâm lý Nga đã khẳng định "Hãy giao cho tôi 2 đứa trẻ, tôi sẽ giáo dục chúng - 1 đứa trở thành thiên tài và một đứa sẽ trở thành kẻ cướp"
Hỏi : Bạn có đồng tình với quan điểm trên không? vì sao?
2. Có hai người cùng đi qua một con sông, lòng sông thì rộng và không có một bóng người. Dưới sông có một chiếc thuyền thúng, thuyền chỉ trở được một người. Nhưng cả hai đều muốn qua sông.
Hỏi : Có cách nào để cả hai người cùng qua sông không?
3. Thời cổ Hy Lạp (Thế kỷ 7-TCN). Tù nhân bị xử tử thời đó có 2 phương pháp : 1 là chặt đầu, 2 là treo cổ.
Quốc vương Hy Lạp nảy ra một ý tưởng và tập hợp những phạm nhân bị kết án tử hình lại và nói: " Các ngươi được lựa chọn 1 trong 2 cách chết, nhưng trước khi lựa chọn các ngươi được phép nói ra một câu. Nếu câu đó là nói thật thì sẽ bị tội treo cổ; nếu câu đó là câu nói dối thì sẽ bị chặt đầu". Mệnh lệnh thật kỳ quái và kết quả là rất nhiều tù nhân không bị treo cổ vì câu nói thật thì cũng bị chặt đầu bởi câu nói dối. Tuy nhiên có một chàng trai trẻ đã thoát chết.
Hỏi : Bạn cho biết chàng trai trẻ đã nói câu gì để cứu mạng sống của mình không?
" Xin Đức vua hãy chặt đầu của thần đi"
3. Cách thức tiến hành
* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
Tạo tình huống có vấn đề
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề cần giải quyết.
Đề xuất các giả thuyết
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch giải quyết./
* Kết luận.
Thảo Luận kết quả Và đánh giá
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết
Phát biểu kết luận
Đề xuất vấn đề mới./
Quan sát đoạn băng và nhận xét về phương pháp dạy học của giáo viên

4. ưu nhược điểm của phương pháp này.

a. ưu điểm :
Đảm bảo phát triển tư duy của học sinh. Giúp các em nắm tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, hình thành hứng thú khoa học, thói quen, ý thức và phương pháp tự học.
b. Nhược điểm :
- Đòi hỏi điều kiện, phương tiện dạy học phải đầy đủ.
- Phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh và trình độ của giáo viên./
Đây là một loại động vật rất gần gũi với con người trong cuộc sống. Chân của nó có móng vuốt rất sắc; 2 mắt to - sáng- có lửa; có 2 tai, có râu; thân và đuôi như đuôi rắn. nó là loài vật được các gia chủ coi trọng.

Đố bạn biết nó là con vật gì ?
Bài tập

5. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

- Không nên sử dụng phương pháp này khi giảng bài mới mà trong vốn kinh nghiệm của học sinh về kiến thức trong bài giảng chưa có.
- Cần chú ý đến đối tượng học sinh và trình độ của giáo viên để sử dụng phương pháp một cách hợp lý.
- Cần căn cứ vào cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường.
- Cần phối hợp giữa dạy học nêu vấn đề với các phương pháp dạy học khác./
1. Dạy học theo PP đặt và giải quyết vấn đề thể hiện điều gì?
2. Vai trò của giáo viên và học sinh thay đổi như thế nào trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề ?
3. Xây dựng các loại tình huống dạy học qua một bài học thuộc chuyên ngành anh (chị) đảm nhiệm?
câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 3
phương pháp dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ
1. Khái niệm
Là PP trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đó./
1. Đặc trưng của dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Tất cả HS trong lớp cùng tham gia.
Lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra những quan điểm
Chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau./
2. Các bước tiến hành hợp tác trong nhóm nhỏ
* Làm việc chung cả lớp
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
Hướng dẫn các nhóm làm việc
* Làm việc theo nhóm
Trao đổi thảo luận trong nhóm
Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm./
* Thảo Luận tổng kết trước lớp
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
Thảo luận chung
GV tổng kết.
Thực hiện kế hoạch giải Quyết
Kết luận
Thảo Luận kết quả Và đánh giá
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.
Phát biểu kết luận
Đề xuất vấn đề mới./
3. Kỹ năng điều khiển thảo luận nhóm
Bắt đầu thảo Luận
Trong quá trình thảo luận
Kết thúc thảo luận./
* ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Tăng cường tính tích cực và chủ động của người học
- Phát triển kỹ năng tư duy và óc phê phán
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và XH quan trọng khác
Hạn chế
- Cá nhân dễ bị tản mạn, lệch chủ đề
- Tốn thời gian và phụ thuộc nhiều vào ý thức của các thành viên tham gia./
1. Muốn buổi thảo luận tiến hành theo mục tiêu bài học, người GV cần phải làm gì đề khởi xướng buổi thảo luận đó?
2. Phân tích ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm?
câu hỏi
Dưới đây là những hình ảnh “thăng hoa” của họa sỹ Tim Patch (Ng­êi Nam Phi), người tự xưng là “Pricasso” trước người mẫu Olga Braude.
Bài 4
một số kỹ thuật trong dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của người học
I. Kỹ thuật kích não (công não)
1. Khái niệm
Là một kỹ thuật dạy học, trong đó nội dung dạy học không được cấu trúc thành bài dạy chặt chẽ, cho trước, tất cả các học viên đều được đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Kết quả là người học thu nhận được các ý tưởng, các giải pháp chung, sau khi đã sàng lọc các ý tưởng được đưa ra./
Quan sát đoạn băng sau và hãy cho ý kiến nhận xét về thái độ - phản ứng của 4 người thanh niên có chiếc mũ khi bị người khác vô ý ngồi lên.
2. Ưu - Nhược điểm
* Ưu điểm:
Dễ thực hiện
Huy động tối đa trí tuệ tập thể
Tạo cơ hội cho mọi thành viên phát huy năng lực nhận thức
* Nhược điểm
Có thể lạc chủ đề hoặc mất thời gian
Có HS tích cực có HS thụ động./
3. Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật công não
Không đánh giá và phê phán các ý tưởng đưa ra
Khuyến khích các ý tưởng
Khuyến khích sự tưởng tượng và liên tưởng
Nên liên hệ các ý tưởng với nhau./
4. Các bước tiến hành
Nêu và xác định chủ đề đối với người học
Đề nghị và khuyến khích HS đưa ra ý kiến, quan điểm.
Đánh giá và chọn lựa các ý kiến
Phân loại các ý kiến :
+ Các ý kiến ứng dụng trực tiếp
+ Các ý kiến cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện
+ Các ý kiến sai hoặc không thể ứng dụng được./
II. Kỹ thuật điều phối
1. Khái niệm
Là kỹ thuật trong đó GV sử dụng các thủ thuật SP khác nhau để điều phối một cách tích cực các hoạt động học tập của HS nhằm thực hiện tốt quá trình DH./
2. Nhiệm vụ của người điều phối
Duy trì hợp lý thời gian
Chỉ đề cập đến nội dung cơ bản đã đưa ra.
Khuyến khích, động viên người học tham gia ý kiến./
3. Tiến trình
Mở đầu
Nêu chủ đề
Xác định mục tiêu
Xác định phương pháp
Định hướng chủ đề
Xác định các vấn đề, câu hỏi
Phát phiếu học tập
Thu thập và sắp xếp ý kiến./
Xắp xếp chủ đề
- Ghi nhớ và xác định độ quan trọng của vấn đề.
Xử lý chủ đề
- Phân tích, xây dựng giả thuyết và tìm phương pháp giải quyết phù hợp.
Định hướng hành động
- Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể.
Kết thúc.
- Đánh giá và lấy thông tin phản hồi./
1. Theo anh(chị) khi sử dụng kỹ thuật công não thường gặp những khó khăn gì?
2. Kỹ thuật công não thường được ứng dụng trong những trường hợp nào ?
3. Viết kế hoạch tiến trình điều phối theo các bước cho một chủ đề học tập.
câu hỏi
Bài 5
Dạy học theo góc,
dạy học theo hợp đồng,
dạy học theo dự án
1. Học theo góc, hợp đồng, DH theo dự án (xem thêm tài liệu)
1.1. Học theo góc.
1.2. Hợp đồng
1.3. DH theo dự án
1.Thực hiện công não về một chủ đề dạy học?
2. Thực hành một tiết dạy về góc?
câu hỏi
Quan sát đoạn băng và nhận xét về phương pháp dạy học của giáo viên
trân trọng cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hứa Tiến Mạnh
Dung lượng: 3,73MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)