Bồi dưỡng HSG văn 7

Chia sẻ bởi Lê Văn Trung | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:19/ 8/ 2013
Ngày dạy: 21/ 8/ 2013
Buổi 1:
MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM BỘ MÔN

A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Nắm được nội dung cơ bản và những nét nghệ thuật chủ yếu của các văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phát hiện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn. Văn biểu cảm.
3.Thái độ:
Tình yêu gia đình, nhà trường, bạn bè.
B. Chuẩn bị
- GV: Hướng dẫn HS soạn bài, thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp
I. Kiểm diện:
II. Kiểm tra : Trong quá trình ôn tập.
III Bài mới:
1. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm :
+ Khái niệm văn biểu cảm.
+ Đặc điểm, yêu cầu của văn biểu cảm : Cảm xúc phải chân thật, sâu sắc, phong phú.
2. Phương pháp làm bài văn biểu cảm :
+ Rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề.
+ Rèn kĩ năng tìm ý : Thường tập trung trả lời cho các câu hỏi :
.Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng là gì ?
.Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất tới cảm xúc, suy nghĩ của em ?
.Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng đến những gì ?
.Em có kỉ niệm gắn bó sâu sắc gì với đối tượng ?
.Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em ?
+ Rèn kĩ năng lập ý : Một số cách lập ý thường gặp :
.Liên hệ hiện tại với tương lai.
.Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
.Tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng.
. Quan sát, suy ngẫm.
+ Rèn kĩ năng xây dựng bố cục: 3 phần và nhiệm vụ cụ thể của từng phần.
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cách diễn ý ( Biểu cảm gián tiếp : dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hoặc tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng. Biểu cảm trực tiếp : dùng động từ chỉ cảm xức để diễn tả, dùng từ có tính biểu cảm, đặc biệt là từ láy, dùng các từ cảm thán, các câu cảm thán, dùng câu hỏi tu từ...)và kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự…
4. Biểu cảm về sự vật, con người :
+ Khái niệm về kiểu bài.
+ Phương pháp làm bài.
+ Rèn một số đề luyện tập : Biểu cảm về người thân, thầy cô, bạn bè, về loài cây em yêu, về một cảnh đẹp, về món quà, kỉ niệm tuổi thơ….
+ Giới thiệu một số bài văn hay.
5. Biểu cảm về thác phẩm văn học : ( thơ, văn )
+ Khái niệm về kiểu bài.
+ Phương pháp làm bài.
+ Rèn một số đề luyện tập.
+ Giới thiệu một số bài văn hay.
6. Luyện tập chung về văn biểu cảm.
a. Giới thiệu một số đoạn văn, bài văn biểu cảm.
Văn bản: Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán xuống bến sông.Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.Thân nó xù xì gai góc, mốc meo,vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về,Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người bôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc cây gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt đỏ quánh lại, đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông...Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi cát bồi, lấy phù sa nhão đắp che ín những cái rễ bị trơ ra.Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Trung
Dung lượng: 501,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)