Bồi dưỡng HSG môn sinh 9

Chia sẻ bởi Lều Thị Hoàng Hà | Ngày 15/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG môn sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

I/MỘT SỐ KÍ HIỆU VÀ KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm:
- Tính trạng: là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau thuộc cùng một tính trạng biểu hiện đối lập nhau.
- Dòng thuần chủng: là dòng đồng hợp tử về KG và đồng nhất về một loại KH
- Thể đồng hợp là cơ thể có cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau, gồm: thể đồng hợp trội (AA) và thể đồng hợp lặn (aa).
- Thể di hợp là cơ thể có cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau: Aa
- Đồng tính: thế hệ con sinh ra đồng loạt biểu hiện 1 tính trạng
- Phân tính: thế hệ con sinh ra xuất hiện cả tính trạng trội lẫn tính trạng lặn (1 trội : 1 lặn),
- Tổ hợp gen: là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái
- Lai thuận nghịch là phương pháp thay đổi ví trí của bố mẹ trong phép lai, khi thì dùng dạng này làm bố và dạng kia làm mẹ rồi ngược lại nhằm phát hiện ra vai trò của bố mẹ trong di truyền.
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả phép lai đồng tính trạng trội thì các thể cần xác định KG là đồng hợp tử trội. Nếu kết quả lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mạng tính trạng trội có KG di hợp tử.
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội:2 trung gian:1 lặn.
2. Kí hiệu:
- P: cặp bố mẹ xuất phát
- G: Giao tử : Đực (♂), cái (♀)
- F: Thế hệ con
- Fb: thế hệ con của phép lai phân tích
II/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG:
1. Thí nghiệm:
- Đối tượng nghiên cứu: đậu hà lan với 7 cặp tính trạng tương phản trội hoàn toàn
- Phương pháp tiến hành: Cho giao phấn giữa các giống đậu hà lan thuần chủng về từng cặp tính trạng tương phản. Rồi thay đổi vai trò của bố mẹ (lai thuận nghịch), đều thấy F1 đồng nhất về một trong hai tính trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, còn tính trạng chưa được biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn được F2, thể hiện ở bảng sau:
P
F1
F2

 Hoa đỏ x hoa trắng
Hoa đỏ
705 hoa đở; 224 hoa trắng

Thân cao x thân lùn
Thân cao
787 thân cao; 277 thân lùn

Quả lục x quả vàng
Quả lục
428 qủa lục; 152 quả vàng


Kết luận: - Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ tung binh 3 trội: 1 lặn.
- Trong quá trình di truyền vai trò của bố mẹ đóng góp cho con là ngang nhau.
2. Giải thích thí nghiệm (cơ sở tế bào học)
Khi giải thích thí nghiệm men đen đã nêu giả thuyết:
- Mỗi tính trạng được chi phối bởi một cặp nhân tố di truyền tương ứng. Nhân tố di truyền trội xác định tính trạng trội (kí hiệu bằng chữ in hoa), nhân tố di truyền lặn xác định tính trạng lặn (kí hiệu bằng chữ in thường).
- Giao tử thuần khiết:
+ Khi giảm phân, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng (AA) chỉ đi về một giao tử nên trong giao tử số nhân tố di truyền chỉ còn một nửa (A).
+ Khi thụ tinh, các giao tử đực (A) và cái (A tổ hợp lại làm phục hồi thành cặp nhân tố di truyền (AA).
- Cơ chế di truyền:
+ Thế hệ P thuần chủng có KG đồng hợp, gồm: đồng hợp trội (AA) và đồng hợp lặn (aa)
+ Khi P giảm phân tạo giao tử: Cơ thể mang AA chỉ cho 1 loại giao tử A, cơ thể aa chỉ cho 1 loại giao tử a.
+ Khi thụ tinh (thụ phấn) xảy ra giao tử A và giao tử a tổ hợp lại với nhau tạo thành tổ hợp gen Aa ở thế hệ F1. Cơ thể lai F1 mang cả hai gen A và a gọi là thể dị hợp phát triển thành cơ thể lai chỉ mang một tính trạng do gen trội quy định. Còn tính trạng do gen lặn quy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lều Thị Hoàng Hà
Dung lượng: 205,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)