Bồi dưỡng HSG -chuyên đề lí luận văn học
Chia sẻ bởi Huỳnh Sơn Ca |
Ngày 12/10/2018 |
103
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG -chuyên đề lí luận văn học thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề: LÍ LUẬN VĂN HỌC
VĂN HỌC LÀ GÌ?
ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG VĂN HỌC
(4 tiết)
I. Văn học là gì?
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ. Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo. Với nghĩa rộng, văn học đồng nghĩa với văn hóa.
Văn học theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn hóa - nghệ thuật mà ta quen dùng hiện nay. Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng. Như vậy khi hiểu văn học theo nghĩa hẹp chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống. Nhưng văn học không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của chủng loại, của sự vật như cái giếng, con đường, cái ao.. mà nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật.
Ví dụ:
- Nói đến mây, văn học không phản ánh nó giống như một hiện tượng địa lí mà nói đến nó như một bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người, mang nội dung quan hệ con người.
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng.
(Ca dao)
- Văn học nói đến hoa không phải với tư cách một bộ phận sinh sản của cây mà nhìn hoa như một người thường, coi hoa là hiện thân của cái đẹp, của sự nảy nở tươi tắn.
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác của văn chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa xã hội của nó. Văn học là một hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà của cả người tiếp nhận, thưởng thức. Nó mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi chức năng là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định.
Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về năng lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo , phản ánh hiện thực đời sống khách quan, xã hội, con người, dựng nên hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ( chức năng phản ánh hiện thực.
Văn học là biểu hiện cái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật của ngôn từ. Cái quan hệ người ấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú, nhiều cung bậc, hình thái khó đếm bởi sự vận động không ngừng, bất tận.
Văn học giúp người đọc hiểu biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay, cái đẹp; giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lí, tinh thần. ( Chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí.
- Văn học giúp người đọc hiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động nhiều cung bậc, đa diện vào nhận thức, tư tưởng, tâm lí, tình cảm ( văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người.
II. Đặc trưng của văn học
1. Nguồn gốc của văn học
Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nhất là cuộc sống nói chung của con người. Bởi cuộc sống là cái có trước, văn học nghệ thuật là cái có sau. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho văn học nghệ thuật sinh sôi nảy nở và phát triển, là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng văn học nghệ thuật lớn lên, vươn cành, trĩu quả. Nếu tách rời mảnh đất của cuộc sống, văn học nghệ thuật sẽ khô héo và bật rễ. Goethe, một nhà văn, một nhà tư tưởng Anh từng nói: Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học. Câu nói đó đã phản ánh đầy đủ và rõ ràng nguồn gốc hình thành văn học..
2. Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học
Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Chính vì vậy, đối tượng nhận thức và phản ánh của nó cũng chính là cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, Beieelinxki đã xác nhận: Tất cả thế giới, tất cả những bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức của tự nhiên và đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.
Thế giới tự nhiên
VĂN HỌC LÀ GÌ?
ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG VĂN HỌC
(4 tiết)
I. Văn học là gì?
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ. Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo. Với nghĩa rộng, văn học đồng nghĩa với văn hóa.
Văn học theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn hóa - nghệ thuật mà ta quen dùng hiện nay. Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng. Như vậy khi hiểu văn học theo nghĩa hẹp chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống. Nhưng văn học không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của chủng loại, của sự vật như cái giếng, con đường, cái ao.. mà nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật.
Ví dụ:
- Nói đến mây, văn học không phản ánh nó giống như một hiện tượng địa lí mà nói đến nó như một bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người, mang nội dung quan hệ con người.
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng.
(Ca dao)
- Văn học nói đến hoa không phải với tư cách một bộ phận sinh sản của cây mà nhìn hoa như một người thường, coi hoa là hiện thân của cái đẹp, của sự nảy nở tươi tắn.
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác của văn chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa xã hội của nó. Văn học là một hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà của cả người tiếp nhận, thưởng thức. Nó mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi chức năng là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định.
Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về năng lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo , phản ánh hiện thực đời sống khách quan, xã hội, con người, dựng nên hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ( chức năng phản ánh hiện thực.
Văn học là biểu hiện cái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật của ngôn từ. Cái quan hệ người ấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú, nhiều cung bậc, hình thái khó đếm bởi sự vận động không ngừng, bất tận.
Văn học giúp người đọc hiểu biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay, cái đẹp; giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lí, tinh thần. ( Chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí.
- Văn học giúp người đọc hiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động nhiều cung bậc, đa diện vào nhận thức, tư tưởng, tâm lí, tình cảm ( văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người.
II. Đặc trưng của văn học
1. Nguồn gốc của văn học
Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nhất là cuộc sống nói chung của con người. Bởi cuộc sống là cái có trước, văn học nghệ thuật là cái có sau. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho văn học nghệ thuật sinh sôi nảy nở và phát triển, là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng văn học nghệ thuật lớn lên, vươn cành, trĩu quả. Nếu tách rời mảnh đất của cuộc sống, văn học nghệ thuật sẽ khô héo và bật rễ. Goethe, một nhà văn, một nhà tư tưởng Anh từng nói: Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học. Câu nói đó đã phản ánh đầy đủ và rõ ràng nguồn gốc hình thành văn học..
2. Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học
Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Chính vì vậy, đối tượng nhận thức và phản ánh của nó cũng chính là cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, Beieelinxki đã xác nhận: Tất cả thế giới, tất cả những bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức của tự nhiên và đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.
Thế giới tự nhiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Sơn Ca
Dung lượng: 137,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)