Bồi dưỡng HĐH LQ với Toán

Chia sẻ bởi Ngô Thị Lệ Thanh | Ngày 05/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HĐH LQ với Toán thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯỠNG HÈ
HOẠT ĐỘNG HỌC : LÀM QUEN VỚI TOÁN
Năm học 2011-2012
A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I/ Phương pháp giảng dạy
1/ Phương pháp hoạt động với đồ vật
a/ Mức 1: có lời hướng dẫn và có hành động mẫu của cô.
Cô và trẻ cùng làm từng thao tác.
b/ Mức 2: Chỉ có lời hướng dẫn, không có hành động mẫu trẻ dựa vào cách thực hiện ở mức 1 để hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
c/ Mức 3: Không có lời hướng dẫn và không có hành động mẫu, cô chỉ đưa ra yêu cầu cần giải quyết, trẻ dựa vào vôn skieens thức , kinh nghiệm để lựa chọn cách tiến hành cho phù hợp.
Lưu ý ở mức 3: sản phẩm của trẻ không giống nhau vì vậy khi đánh giá kết quả của trẻ cô cần dựa vào 3 tiêu chí sau.
Yêu cầu của bài tập: Cô yêu cầu cháu làm gì?
Sản phẩm của trẻ: Cháu làm được cái gì?
Ý tưởng của trẻ.
Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ vẽ nhóm có số lượng là 3 trẻ vẽ một hình tam giác. Cô hỏi trẻ theo các tình huống xảy ra.
2/ Phương pháp dùng lời: Có 2 hình thức
a/ Hình thức đàm thoại: Có 3 nhóm câu hỏi đàm thoại
* Câu hỏi sao chép bề ngoài: Nhắc lại những yêu cầu của cô hoặc mô tả những điều quan sát được.
* Câu hỏi nhận thức sao chép: Giúp trẻ củng cố các kiến thức vừa hình thành.
Ví dụ dạy trẻ: dài hơn, ngắn hơn
Trẻ biết dài hơn khi có phần thừa ra, ngắn hơn khi còn thiếu.
*Câu hỏi nhận thức sáng tạo: Trẻ dựa vào kiến thức kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề cô nêu ra.
Ví dụ: Cô có hai nhóm đối tượng mèo thỏ đề lộn xộn, hỏi trẻ làm thế nào để biết số lượng nhóm nào nhiều hơn, ít hơn…
Đếm số mèo thỏ> so sánh bằng kết quả đếm> số tự nhiên.
Ghép đôi> có thể thành dãy hoặc không > nhóm nào thừa ra > nhiều hơn…
b/ Hình thức giảng giải hướng dẫn
Lời hướng dẫn phải ngắn gọn rõ ràng chính xác gắn liền với tình huống dạy trẻ.
Hệ thống câu hỏi phải theo đúng trình tự, các câu hỏi phải ngắn gọn rõ ràng gắn liền với nội dung tri thức cần cung cấp cho trẻ.
B/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I/ Tập hợp số tự nhiên và phép đếm
1/ Dạy trẻ tạo nhóm: tạo nhóm chính là tạo ra một tập hợp
Để xác định một tập hợp cần xác định dấu hiệu chung của các đối tượng tạo nên tập hợp đó.
Ví dụ: Cô đưa ra các loại quả: cam, quýt, bưởi, dưa hấu
>> 4 loại quả này đều có đặc điểm chung là nhiều hạt.
* Trình tự dạy
Cho trẻ nhận biết dấu hiệu hoặc tên gọi các đối tượng sẽ tạo nhóm.
Cô nêu dấu hiệu- trẻ chọn trong số đồ dùng đã có tất cả các đối tượng có dấu hiệu cô đã nêu, sau đó cho trẻ nêu lại dấu hiệu của nhóm đã chọn.
Cô đưa ra 1 nhóm đồ vật sau đó cho trẻ nêu dấu hiệu của từng nhóm.
* Mức độ dạy
a/ Mẫu giáo bé
Chỉ dạy trẻ tạo nhóm theo một dấu hiệu đồng nhất ( phải giống hệt nhau).
Nội dung tạo nhóm dạy trên tiết học.
b/ Mẫu giáo nhỡ và lớn.
Dạy trẻ tạo nhóm theo 2-3 dấu hiệu giống nhau.
Không dạy trên tiết học mà chỉ dạy ngoài tiết học.
2/ Ghép tương ứng 1-1: Là ghép mỗi đối tượng nhóm này với một đối tượng nhóm kia và ngược lại.
B1: Cho trẻ nhận biết các đối tượng của 2 nhóm sẽ ghép đôi
B2: Cho trẻ chọn tất cả các đối tượng nhóm 1 xếp thành dãy.
B3: Cho trẻ chọn tất cả các đối tượng nhóm 2. Sau đó ghép mỗi đối tượng nhóm 2 với 1 đối tượng nhóm 1.
B4: hướng dẫn trẻ nhận xét kết quả. Cháu đã làm được cái gì? Làm như thế nào?
Mẫu giáo bé
Trẻ biết ghép mỗi đối tượng của nhóm này với một đối tượng nhóm kia ( các đối tượng của 2 nhóm có thể là tùy ý không nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau)
Mẫu giáo Nhỡ- lớn
Các đối tượng của hai nhóm sẽ ghép đôi phải có mối quan hệ vối nhau.
Ví dụ: Thỏ- cà rốt, mèo – ô.
Hai lứa tuổi này nội dung ghép tương ứng không dạy trên tiết học.
3/ Dạy trẻ đếm: Đếm là một hoạt động gồm có quá trình đếm và xác định kết quả đếm. Kết quả đếm bằng kết quả cuối cùng và tên đối tượng.
Đếm từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Lệ Thanh
Dung lượng: 126,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)