Boi duong GV dau nam- Th Canh Thuy

Chia sẻ bởi Đào Hải Khuyến | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Boi duong GV dau nam- Th Canh Thuy thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Båi d­­ưỡng GV đầu năm
TH Cảnh Thuỵ
Nam học 2009-2010
Phần thứ nhất
I/ Xu hướng đổi mới và phát triển Giáo dục toàn cầu
*-> Quá trình GD phải hướng tới người học:
-Tính cá thể của người học được đề cao
-Coi trọng trong MQH giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển cộng đồng,xã hội.
- Nội dung GD phải sáng tạo, theo nhu cầu của người học.
- PPGD là cộng tác , hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hoá và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin.
Hình thức GD đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.
Đánh giá kết quả học tập trong trường học phải đổi mới để thực sự có những phán quyết chính xác về Kthức, knăng và thái độ người học.
* -> Thực hiện có hiệu quả các trụ cột của GD và thực hiện triết lý học suốt đời
Đó là: - Học để biết
- Học để làm
- Học để chung sống
- Học để làm người
- Học suốt đời
*-> Khái quát thực trạng GD Việt Nam
Những thành tựu
- Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất, đa dạng đã được hình thành.
- Quy mô GD tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của XH;
- Chất lượng GD trong các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến bước đầu;
- Công tác XHH đã đem lại những kết quả bước đầu.
- Công bằng XH trong GD đã được cải thiện
Nguyên nhân của thành tựu
Truyền thống hiếu học của dân tộc;
Sự lãnhcủa Đảng và nhà nước, sự điều hành của chính phủ và sự quan tâm của XH
Sự ổn định chính trị và những thành quả phát triển kinh tế; Đầu tư cho GD từ NSNN tăng;
Lòng yêu nước, yêu nghề, yêu người và sự tận tuỵ, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và CBQL GD.
2. Những yếu kém:
- Chất lượng GD đại trà còn thấp
- Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền còn mất cân đối;
Đội ngũ GV vừa thiếu vừa thừa chưa đồng bộ;
CSVC kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu;
Ctrình, giáo trình, PPGD chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá;
Công tác GD còn kém hiệu quả.
* Nguyên nhân của những yếu kém
- Tư duy GD chậm đổi mới;
Cơ chế QLGD chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước;
Nhân lực và quản lý nhân lực GD chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD;
Đầu tư cho GD chưa tương xứng với mong muốn về yêu cầu chất lượng và chưa có hiệu quả cao;
PP và hình thức GD chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và kỹ năng sống của người học.
Phần thứ II:
Chuyờn d? v? van hoỏ nh� tru?ng
Những biểu hiện của văn hoá nhà trường
Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau;
- Mỗi CBGV đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học;
Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công cuả mỗi người;
Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới;
Khuyến khích Gv cải tiến pp nâng cao chất lượng dạy và học; GV được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi Hđộng của nhà trường;
Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm;
Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn;
Chia sẻ quyền lực , trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm;

Chia sẻ tầm nhìn;
Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia giải quyết các vấn đề của GD.
Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá) trong nhà trường:
Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau;
Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân;
Quan liêu nguyên tắc một cách máy móc;
Trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ;
Thiếu sự động viên khuyến khích;
Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy;
Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau;
Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời
Năm học 2009-2010 thực hiện văn hoá nhà trường đến giáo viên đó là:
1. Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên:
- GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải;
Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn;
GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy;
Quan tâm đến công việc của nhau;
Cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu GD đã đề ra;
2. Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy học tập;
- Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học;
- Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường.
Năm học 2009-2010
Thực hiện văn hoá nhà trường đến học sinh đó là:
Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh:
HS cảm thấy thoải mái vui vẻ, ham học;
Được tôn trọng, được thừa nhận, và cảm thấy mình có giá trị;
Thấy rõ trách nhiệm của mình;
Tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm, bạn;
HS nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
2. Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh:
An toàn;
Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh;
Khuyến khích học sinh phát biểu/ bày tỏ quan điểm cá nhân;
Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
Những đặc điểm của một nhà trường thành công
Dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm;
Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học;
Phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học kích thích tự học;
Khuyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm;
Thúc đẩy cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm;
Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV;
Chia sẻ vai trò lãnh đạo (hiệu trưởng và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác);
Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo;
Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng

Quy tắc giao tiếp, ứng sử với mọi người trong nhà trường (HS-HS, HS-GV, GV-GV, GV-HT, HT-HS…)

- Tôn trọng người khác;
Tôn trọng lời hứa/sự cam kết và hợp đồng;
Trung thực;
Tránh cách nói mỉa mai chỉ trích… làm tổn thương người khác;
Luôn tìm ưu điểm của người khác;
Đặt vị trí mình vào vị trí người khác để đối xử.
Quy tắc ứng xử với môI trường
- Bảo vệ sức khoẻ; giữ gìn vệ sinh trường lớp;
- Bảo vệ môi trường sống;
Tiết kiệm năng lượng;
Mô hình nhà trường thay đổi
*Nhà trường thế kỷ 20
- Chú trọng phát triển những kiến thức cơ bản.
- Việc kiểm tra đánh giá chỉ phản ánh một phần kiến thức học được.
HS học tập theo kiểu đồng loạt.
Tính tuần tự từ thấp đến cao.
Việc giám sát được thực hiện bằng phương thức hành chính.
Chỉ những học sinh ưu tú học cách tư duy.
*Nhà trường thế kỷ 21
- Chú trọng vào việc phát triển thái độ và những kỹ năng tư duy.
Việc kiểm tra đánh giá và dạy học tạo thành một thể trọn vẹn.
Giải quyết vấn đề bằng phương thức hợp tác,
Những kỹ năng được học trong bối cảnh của những vấn đề mang tinh thực tiễn.
Hoạt động học của học sinh là chính yếu, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức.
Học cách tư duy và tự học
Năm học mới đang bắt đầu!
Nhà trường thành công là do sự nỗ lực của mỗi CBGV trong tập thể sư phạm nhà trường!
Chất lượng giáo dục
có được nâng lên hay không?
là ở sự tâm huyết của các đ/c.
Phương pháp dạy học
có được đổi mới thật sự hay không?
Là ở sự tự giác của các đ/c.
Tay nghề của mỗi người
có được nâng cao hay không?
là ở sự tự tin thể hiện của các đ/c.
Kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, công tác tốt,GĐ hạnh phúc!







Chào thân ái!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Hải Khuyến
Dung lượng: 957,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)