Bồi dưỡng CM Sinh " KNS" Bài 3,4

Chia sẻ bởi Thái Thể Thu | Ngày 04/05/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng CM Sinh " KNS" Bài 3,4 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN SINH HỌC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG THCS
Trà Vinh, tháng 9 năm 2011
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CÁCH TIẾP CẬN
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành,
trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là gì?
Quan điểm DH
PPDH
Kĩ thuật DH
PP vĩ mô
PP vi mô
PP cụ thể
Bình diện vĩ mô
Bình diện trung gian
Bình diện vi mô
BA BÌNH DIỆN (CẤP ĐỘ) CỦA PPDH
Quan điểm dạy học: là nh?ng định hướng tổng thể cho các hành động PP, trong đó có sự kết hợp gi?a các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, nh?ng cơ sở lý thuyết của LLDH, nh?ng điều kiện dạy học và tổ chức cũng như nh?ng định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trỡnh DH.
QDDH là nh?ng định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hỡnh lý thuyết của PPDH.


QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
QUAN ĐIỂM DH
PPDH (nghĩa hẹp)
KTDH
Phương pháp dạy học: là nh?ng hỡnh th?c, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện nh?ng mục tiêu DH xác định, phù hợp với nh?ng nội dung và nh?ng điều kiện DH cụ thể.

PPDH cụ thể quy định nh?ng mô hỡnh hành động của GV và HS.

Cỏc PPDH du?c th? hi?n trong cỏc hỡnh th?c xó h?i v� cỏc ti?n trỡnh PP.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (CỤ THỂ)
Kỹ thuật dạy học (KTDH): là nh?ng bi?n phỏp, cách thức hành động của của GV và HS trong các tỡnh huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trỡnh dạy học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, m� l� nh?ng th�nh ph?n c?a PPDH.
KTDH du?c hi?u l� don v? nh? nh?t c?a PPDH.
S? phõn bi?t gi?a k? thu?t v� PP d?y h?c nhi?u khi khụng rừ r�ng.

KỸ THUẬT DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
Bản chất:
- HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ;
- Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc; - Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
1.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
Quy trình thực hiện
* Một số lưu ý
- Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.
- Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
- Dạy học nhóm thường được áp dụng để đào sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
+ Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
+ Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
+ HS đã có đủ kiến thức, điều kiện cho công việc nhóm chưa?
+ Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
+ Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
+ Cần tổ chức phòng học, kê bàn ghế như thế nào?
1.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
2.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Bản chất:
GV đưa HS vào tình huống có vấn đề rồi tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách đó, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
2.PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Quy trình thực hiện
Tạo tình huống có vấn đề
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát biểu vấn đề cần giải quyết
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có;
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề đặt ra
- Thực hiện kế hoạch
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
Phát biểu kết luận.
Đề xuất giả thuyết mới
Bước 1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Bước 3. Kết luận
Bước 2. Giải quyết vấn đề đặt ra
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
3.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
* Bản chất:
HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
3.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Quy trình thực hiện
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
4.PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
* Bản chất:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
5.PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
* Bản chất:
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
* Quy trình thực hiện:
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
KTDH tích cực
1. Kĩ thuật chia nhóm
...
2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
3. Kĩ thuật đặt câu hỏi
4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
5. Kĩ thuật “Phòng tranh”
6. Kĩ thuật “Công đoạn”
7. Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
8. Kĩ thuật động não
9. Kĩ thuật giao trình bày một phút
10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
12. Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
13. Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
15. Kĩ thuật “Viết tích cực”
16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác”
17. Kĩ thuật “Nói cách khác”
18. Kĩ thuật phân tích phim
19. Kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
20. Kĩ thuật lưu giữ nhật kí
1. KĨ THUẬT CHIA NHÓM
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:
Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…
Theo biểu tượng
Theo hình ghép
Theo sở thích
Theo tháng sinh
Theo trình độ
Theo giới tính
Ngẫu nhiên

2. KĨ THUẬT GIAO NHIỆM VỤ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu hoạt động
+ Trình độ HS
+ Thời gian, không gian hoạt động
+ CSVC, trang thiết bị
3. KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI
Yêu cầu:
- Liên quan đến việc thực hiện MT bài học.
- Ngắn gọn.
- Rõ ràng, dễ hiểu.
- Đúng lúc, đúng chỗ.
- Phù hợp với trình độ HS.
- Kích thích suy nghĩ của HS.
Phù hợp với thời gian thực tế.
Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp.
Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích.
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
4. KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN
5. KĨ THUẬT “PHÒNG TRANH”
• GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
• Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
• Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
6. KĨ THUẬT “CÔNG ĐOẠN”
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1,...
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
- HS được phân thành các nhóm và được GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu sâu về một vấn đề khác nhau của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận D,….
- HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân công
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
7. KĨ THUẬT CÁC “MẢNH GHÉP”
8. KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO
• Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
• Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
• Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
• Phân loại các ý kiến.
• Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
• Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
9. KĨ THUẬT “TRÌNH BÀY 1 PHÚT”
• Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
• HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.
• Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm..
10. KĨ THUẬT “CHÚNG EM BIẾT 3”
• GV nêu chủ đề cần thảo luận.
• Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
• HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.
• Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
11. KĨ THUẬT “HỎI VÀ TRẢ LỜI”
- GV nêu chủ đề.
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó.
- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.
12. KĨ THUẬT “HỎI CHUYÊN GIA”
• HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
• Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.
• Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học.
• Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời.
13. KĨ THUẬT “BẢN ĐỒ TƯ DUY”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
• Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
• Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
14. KĨ THUẬT “HOÀN TẤT MỘT NHIỆM VỤ”
- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.
- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
15. KĨ THUẬT “VIẾT TÍCH CỰC”
- Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
16. KĨ THUẬT “ĐỌC HỢP TÁC”
- GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần
- HS làm việc cá nhân:
+ Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.
+ Đọc và đoán từ : HS đọc bài và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.
+ Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
+ Tóm tắt ý chính
- HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2 hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc
- HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
17. KĨ THUẬT “PHÂN TÍCH PHIM”
•Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
• HS xem phim.
• Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi.
18. KĨ THUẬT “TÓM TẮT TÀI LIỆU THEO NHÓM”
- HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận và chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.
- Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc
19. KĨ THUẬT “LƯU GIỮ NHẬT KÍ”
HS được yêu cầu lưu giữ nhật kí theo thời hạn nhất định (viết tay hoặc dùng máy tính; trên lớp hoặc ngoài giờ). Một lần ghi nhật kí, cần ghi rõ ngày tháng năm và câu trả lời của cá nhân cho một câu hỏi hoặc quan sát của riêng mình. Đôi khi nếu muốn các em có thể đọc lại nhật kí của mình.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KNS
Bước 1: Khám phá
Bước 2: Kết nối
Bước 3: Thực hành / Luyện tập
Bước 4: Vận dụng
Giai đoạn 1: Khám phá
Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức….sẽ được học
Giúp GV đánh giá/xác định thực trạng (kiến thức, kỹ năng…) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới.
Giai đoạn 2: Kết nối
Giới thiệu thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới = chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế).
Giai đoạn 3: Thực hành
- Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có ý nghĩa
- Định hướng để học sinh thực hành đúng cách
- Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch
Giai đoạn 4: Vận dụng
Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các kĩ năng mới học được trong lớp học vào các tình huống/bối cảnh mới (ngoài phạm vi lớp học, các tình huống thực trong cuộc sống trong đó có sự tương tác rộng rãi hơn với bạn bè, gia đình…)
KẾT LUẬN
Bài soạn Sinh học tích hợp GD KNS có cấu trúc tương tự bài soạn truyền thống của môn Sinh học. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý, đó là:
+ Chỉ rõ các KNS có thể giáo dục trong bài.
+ Giới thiệu các PP và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bài.
+ Các thuật ngữ thông dụng trong bài soạn được thay thế bằng các thuật ngữ như: Khám phá (Khởi động); Kết nối (Dạy bài mới); Thực hành (Củng cố); Vận dụng (Hoạt động tiếp nối).
+ Tạo cơ hội cho HS cho hoạt động thực sự trong quá trình dạy học, tăng cường cho HS học qua thực hành, qua đó hình thành và phát triển các kỹ năng sống cho các em.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thể Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)