Bồi dưỡng CM Sinh " KNS" Bài 1,2
Chia sẻ bởi Thái Thể Thu |
Ngày 04/05/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng CM Sinh " KNS" Bài 1,2 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN SINH HỌC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG THPT
Trà Vinh, tháng 9 năm 2011
Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:
- Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và giáo dục KNS cho HS THPT.
- Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học.
Có kĩ năng soạn và dạy bài giáo dục KNS trong môn Sinh học.
MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN
- Quan niệm về kĩ năng sống
- Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS phổ thông
- Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông
- Giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học
NỘI DUNG TẬP HUẤN
NGƯỜI NÔNG DÂN, CON LỪA GIÀ, CÁI GIẾNG
VÀ KĨ NĂNG SỐNG
“Một ngày nọ, con lừa già của người nông dân bị rơi xuống giếng và ông không biết làm thế nào để đưa nó lên. Cuối cùng, vì con lừa đã già yếu, cái giếng cũng phải phá đi nên việc cứu lừa cũng không mang lại lợi ích nhiều. Ông đã gọi những người hàng xóm đến và cùng nhau đổ đất lấp giếng, trong đó có cả con lừa.
Nhận thấy điều đó, con lừa hốt hoảng kêu la dữ dội. Nhưng ngay lập tức, khi những xẻng đất đổ xuống, con lừa lắc mạnh người cho đất rơi xuống rồi trèo lên. Cứ thế, chẳng bao lâu con lừa thoát ra khỏi miệng giếng“.
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
- Theo WHO:
KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo UNICEF:
KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
- Theo UNESCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục
+ Học để biết:
Kĩ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,...
+ Học để làm:
Kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
+ Học để tự khẳng định mình:
Các kĩ năng cá nhân: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,..
+ Học để cùng chung sống:
Các kĩ năng xã hội: như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, thể hiện sự cảm thông,…
KNS là khả năng:
+ Làm chủ bản thân;
+ Ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội;
+ Ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS: ví dụ kĩ năng tâm lý xã hội (Social Emotional Skills), kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy (Personal, Learning and Thinking Skills)
Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: kĩ năng hợp tác/làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề/ứng xử với tình huống.
Các KNS không độc lập mà có liên quan mật thiết và củng cố cho nhau. (Ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn)
Không có một trình tự nhất định (kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau), mà khi rèn luyện một kĩ năng (ví dụ: trình bày suy nghĩ, ý kiến) các kĩ năng khác cũng đồng thời được rèn luyện (ví dụ: thể hiện sự tự tin, bày tỏ sự cảm thông, quan tâm)
LƯU Ý
KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ, chỉ có thể hướng dẫn và tạo một số cơ hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
Một người không thể “trang bị, cung cấp” KNS cho người khác, hoặc “duy trì bền vững ” KNS ở người khác, mà chính bản thân mỗi người phải liên tục trải nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền vững (ví dụ: qua các hoạt động tập thể, qua tương tác mỗi người sẽ rèn luyện và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể; càng trải nghiệm nhiều, càng có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.)
LƯU Ý
Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở mỗi người, mà người đó cần điều chỉnh thêm, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết (ví dụ: để có kĩ năng hợp tác tốt, cần có kĩ năng giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe tích cực, tự nhận thức, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo; có người cần cải thiện kĩ năng giao tiếp, có người cần cải thiện kĩ năng thể hiện sự tôn trọng…)
Một hoạt động được tổ chức theo hình thức khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên góp phần hình thành các kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng
Để sống tốt, một người cần một loạt các kĩ năng sống nhưng mức độ có kĩ năng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm, rèn luyện của người đó.
LƯU Ý
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Theo UNESCO, WHO và UNICEF:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phân tích có phê phán.
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Trong giáo dục ở Anh quốc, KNS được chia thành 6 nhóm chính là:
- Hợp tác nhóm.
- Tự quản.
- Tham gia hiệu quả.
- Suy nghĩ / tư duy bình luận, phê phán.
- Suy nghĩ sáng tạo.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Việt Nam:
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, ...
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,...
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1. Hai nữ sinh ở Hà Nội tự tử trong nhà nghỉ: nhóm bếp than tổ ong, đóng kín cửa và uống thuốc ngủ pha với rượu dẫn đến ngộ độc và ngạt khí. Trước khi chết, họ đã gửi bức thư tuyệt mệnh bày tỏ sự chán nản với cuộc sống hiện tại.
2. Trượt tốt nghiệp, một nữ sinh tự tử
3. Một nữ sinh tự tử tại trường vì bị mẹ đánh
4. HS lớp 8 tự tử vì bị mắng lười học
5. Bình Định, một HS tự tử vì bị cấm thi tốt nghiệp
6. Đồng Nai, một HS tự tử vì giận thầy giáo
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Thống kê từ năm 2005 đến 2009, tổng số vi phạm pháp luật hình sự trong HSSV khoảng hơn 8.000 trường hợp. Trong đó, có các hành vi như đánh nhau, gây rối trật tự công cộng (hơn 2.000 trường hợp); gần 900 trường hợp tội phạm ma túy; 83 vụ giết người; gần 1.400 trường hợp cướp tài sản... Đáng chú ý, gần đây gia tăng hiện tượng học sinh nữ tụ tập đánh nhau, làm nhục bạn hay tình trạng HSSV phạm tội sử dụng công nghệ cao như tấn công các trang web để ăn cắp tiền qua mạng, tống tiền qua điện thoại cũng tăng rất nhanh.
Một vấn đề cũng gây nhức nhối cho những người làm công tác giáo dục, đó là tình trạng học sinh nghiện chơi game, chát. Tuy là hình thức giải trí nhưng đã xuất hiện nhiều học sinh bỏ học để ngồi chơi bên máy tính hàng giờ liền. Rồi khi không có tiền chơi, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm đi trộm cắp, giết người hoặc “bán mình” chỉ vì vài chục nghìn “cứu nét”. Một số HSSV còn bị nhiễm vào các trang website “đen” có nội dung bạo lực, đồi trụy để rồi sa vào vòng lao lý. Tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, một số đối tượng do thiếu hiểu biết pháp luật đã phạm vào tội danh quốc gia như lấy cắp thanh giằng, bu lông trên cầu, cắt trộm đường dây điện thoại để bán lấy tiền tiêu xài. Thống kê của cơ quan công an cho biết, hiện có khoảng 20.000 đối tượng thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời.
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
- KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
NGUYÊN TẮC
Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác
Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định.
Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó.
Thời gian – môi trường giáo dục:
càng sớm càng tốt đối với trẻ em,
ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS
mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng)
Trong nhà trường GD KNS trên giờ học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp
1. Kĩ năng tự nhận thức
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7. Kĩ năng giao tiếp
8. Kĩ năng lắng nghe tích cực
9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
10. Kĩ năng thương lượng
11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12. Kĩ năng hợp tác
13. Kĩ năng tư duy phê phán
14. Kĩ năng tư duy sáng tạo
15. Kĩ năng ra quyết định
16. Kĩ năng giải quyết vấn đề
17. Kĩ năng kiên định
18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
19. Kĩ năng đặt mục tiêu
20. Kĩ năng quản lí thời gian
21. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.KĨ NĂNG TỰ NHÂN THỨC
* Ý nghĩa, mối quan hệ với các KNS khác:
+ Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác.
+ Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
+ Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác.
* Khái niệm:
+ Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
+ KN tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
1.KĨ NĂNG TỰ NHÂN THỨC
* Kĩ năng tự nhận thức là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…
* Để có kĩ năng tự nhận thức, các bạn cần biết rõ:
+ Bạn là ai, là “ cái gì”
+ Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao ?
+ Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào ?
+ Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào ?
+ Bạn thường chưa thành công trong những hoạt động nào ?
+ Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì ?
+ Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu ?
+ Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì ?
+ Bạn có sở thích gì ?
Bạn cũng cần biết :
+ Người khác đánh giá về bạn ra sao ?
+ Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn có trùng hợp nhau không ? Có điểm gì khác biệt ?
+ Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bạn là gì ?
+ Bạn sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn…
2.KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
* Khái niệm:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội. đối với một điều gì đó…
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,...
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị đối với bản thân mình. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hoá, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kĩ năng này còn giúp ngưòi ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
3.KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
* Ý nghĩa: Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẩn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
* Mối quan hệ: Kĩ năng xử lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng này.
* Khái niệm:
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
“Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào”
“Một điều nhịn là chín điều lành”
4.KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
4.KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
* Khái niệm:
+ Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống;
+ Là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
* Ý nghĩa:
Giúp cho con người:
+ Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
+ Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.
+ Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
* Mối quan hệ với các KNS khác:
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các kĩ năng sống khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề.
5.KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ,
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy,
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
* Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tĩnh nếu gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác.
* Ý nghĩa: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huông của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.
* Mối quan hệ: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời, để phát huy hiệu quả của kĩ năng này cần kĩ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.
5.KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
6.KĨ NĂNG THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN
* Khái niệm: Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
* Ý nghĩa: Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
“Vấn đề không phải là nói cái gì mà là người nghe cảm nhận như thế nào”
“Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
* Khái niệm:
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
* Ý nghĩa:
- Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả;
- Cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác.
- Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với nguời khác.
- Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
8.KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
* Khái niệm:
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.
* Ý nghĩa:
Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
9.KĨ NĂNG THỂ HIỆN SỰ CẢM THÔNG
* Khái niệm:
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc.
10.KĨ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG
* Khái niệm:
Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
* Ý nghĩa:
Một người có kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân.
11.KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
* Khái niệm:
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tình trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, …
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
”Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hợp tác
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
BÀI HỌC TỪ LOÀI NGỖNG
Vào mùa thu, khi bạn thấy những đàn ngỗng bay về phương nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Khi là thành viên của một đội, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đi đến nơi họ đến nhanh hơn vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó sẽ cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để rồi lại được hưởng những ưu thế từ sức mạnh bầy đàn. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác lại dẫn đầu. Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng sẽ rời khỏi đàn để cùng xuống và bảo vệ nó, chúng sẽ ở lại đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết. Đến lúc đó, chúng sẽ nhập vào một đàn khác và tiếp tục chuyến hành trình. Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn. Nếu chúng ta có cảm nhận tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng tới cùng một mục tiêu như chúng ta.
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
* Khái niệm:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
- Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
+ Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.
+ Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.
+ Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
+ Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
+ Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.
* Ý nghĩa: Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể vận hành đơn lẻ.
- Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hoà và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.
* Mối quan hệ:
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng….
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
13.KĨ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
* Khái niệm:
- Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,... xảy ra.
- Để phân tích một cách có phê phán, con người cần:
+ Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng,... đó từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.
+ Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều.
+ Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,..
+ Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,... đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp… thì kĩ năng tư duy phê phán càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị.
14.KĨ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
* Khái niệm:
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt.
Tư duy sáng tạo là một KNS quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra . Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.
* Mối quan hệ:
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng đuợc tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
15.KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
* Khái niệm:
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.
Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần:
- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
- Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.
- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.
“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước
Chọn lấy một dòng hay để nước trôi”
* Ý nghĩa:
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.
* Mối quan hệ:
Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo,...
Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
15.KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
16.KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Khái niệm:
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
+ Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết.
+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.
+ Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó.
+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó.
+ So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
+ Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau.
* Ý nghĩa:
Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
* Mối quan hệ:
Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định, ....
17.KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH
* Khái niệm:
- Là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc biết cách từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà, đúng mực. Kiên định là sự cân bằng, dung hoà giữa tính hiếu thắng, vị kỷ và tính phục tùng, phụ thuộc.
- Kiên định khác với hiếu thắng - nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác.
- Kiên định cũng khác với phục tùng - nghĩa là luôn bị phụ thuộc vào người khác; hi sinh cả quyền và nhu cầu chính đáng của bản thân để phục vụ cho quyền và nhu cầu không chính đáng của người khác.
- Khi cần kiên định trước một tình huống/vấn đề, chúng ta cần:
+ Nhận thức được cảm xúc của bản thân;
+ Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng;
+ Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.
“Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
17.KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH
* Ý nghĩa:
Kĩ năng kiên định sẽ giúp ta thực hiện được những ước mơ, hoài bão, tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. Kĩ năng kiên định cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả.
* Mối quan hệ:
Để có kĩ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp.
“Khi có ai đó nói với bạn: “Đừng bỏ cuộc”, “Hãy tiếp tục đi”, tức là họ đang khích lệ bạn. Khi bạn tự nhủ với mình rằng: “Ta không bị khuất phục, không được dừng lại”, tức là bạn đang tiếp thêm cho mình một sức mạnh lớn lao. Nhưng khi bạn nói rằng: “Ta sẽ kiên trì cho đến khi nào chiến thắng” thì không gì có thể cản được bạn tiến đến thành công.”
18.KĨ NĂNG ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM
* Khái niệm:
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
* Ý nghĩa:
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG THPT
Trà Vinh, tháng 9 năm 2011
Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:
- Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và giáo dục KNS cho HS THPT.
- Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học.
Có kĩ năng soạn và dạy bài giáo dục KNS trong môn Sinh học.
MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN
- Quan niệm về kĩ năng sống
- Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS phổ thông
- Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông
- Giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học
NỘI DUNG TẬP HUẤN
NGƯỜI NÔNG DÂN, CON LỪA GIÀ, CÁI GIẾNG
VÀ KĨ NĂNG SỐNG
“Một ngày nọ, con lừa già của người nông dân bị rơi xuống giếng và ông không biết làm thế nào để đưa nó lên. Cuối cùng, vì con lừa đã già yếu, cái giếng cũng phải phá đi nên việc cứu lừa cũng không mang lại lợi ích nhiều. Ông đã gọi những người hàng xóm đến và cùng nhau đổ đất lấp giếng, trong đó có cả con lừa.
Nhận thấy điều đó, con lừa hốt hoảng kêu la dữ dội. Nhưng ngay lập tức, khi những xẻng đất đổ xuống, con lừa lắc mạnh người cho đất rơi xuống rồi trèo lên. Cứ thế, chẳng bao lâu con lừa thoát ra khỏi miệng giếng“.
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
- Theo WHO:
KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo UNICEF:
KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
- Theo UNESCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục
+ Học để biết:
Kĩ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,...
+ Học để làm:
Kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
+ Học để tự khẳng định mình:
Các kĩ năng cá nhân: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,..
+ Học để cùng chung sống:
Các kĩ năng xã hội: như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, thể hiện sự cảm thông,…
KNS là khả năng:
+ Làm chủ bản thân;
+ Ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội;
+ Ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS: ví dụ kĩ năng tâm lý xã hội (Social Emotional Skills), kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy (Personal, Learning and Thinking Skills)
Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: kĩ năng hợp tác/làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề/ứng xử với tình huống.
Các KNS không độc lập mà có liên quan mật thiết và củng cố cho nhau. (Ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn)
Không có một trình tự nhất định (kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau), mà khi rèn luyện một kĩ năng (ví dụ: trình bày suy nghĩ, ý kiến) các kĩ năng khác cũng đồng thời được rèn luyện (ví dụ: thể hiện sự tự tin, bày tỏ sự cảm thông, quan tâm)
LƯU Ý
KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ, chỉ có thể hướng dẫn và tạo một số cơ hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
Một người không thể “trang bị, cung cấp” KNS cho người khác, hoặc “duy trì bền vững ” KNS ở người khác, mà chính bản thân mỗi người phải liên tục trải nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền vững (ví dụ: qua các hoạt động tập thể, qua tương tác mỗi người sẽ rèn luyện và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể; càng trải nghiệm nhiều, càng có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.)
LƯU Ý
Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở mỗi người, mà người đó cần điều chỉnh thêm, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết (ví dụ: để có kĩ năng hợp tác tốt, cần có kĩ năng giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe tích cực, tự nhận thức, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo; có người cần cải thiện kĩ năng giao tiếp, có người cần cải thiện kĩ năng thể hiện sự tôn trọng…)
Một hoạt động được tổ chức theo hình thức khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên góp phần hình thành các kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng
Để sống tốt, một người cần một loạt các kĩ năng sống nhưng mức độ có kĩ năng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm, rèn luyện của người đó.
LƯU Ý
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Theo UNESCO, WHO và UNICEF:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phân tích có phê phán.
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Trong giáo dục ở Anh quốc, KNS được chia thành 6 nhóm chính là:
- Hợp tác nhóm.
- Tự quản.
- Tham gia hiệu quả.
- Suy nghĩ / tư duy bình luận, phê phán.
- Suy nghĩ sáng tạo.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Việt Nam:
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, ...
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,...
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1. Hai nữ sinh ở Hà Nội tự tử trong nhà nghỉ: nhóm bếp than tổ ong, đóng kín cửa và uống thuốc ngủ pha với rượu dẫn đến ngộ độc và ngạt khí. Trước khi chết, họ đã gửi bức thư tuyệt mệnh bày tỏ sự chán nản với cuộc sống hiện tại.
2. Trượt tốt nghiệp, một nữ sinh tự tử
3. Một nữ sinh tự tử tại trường vì bị mẹ đánh
4. HS lớp 8 tự tử vì bị mắng lười học
5. Bình Định, một HS tự tử vì bị cấm thi tốt nghiệp
6. Đồng Nai, một HS tự tử vì giận thầy giáo
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Thống kê từ năm 2005 đến 2009, tổng số vi phạm pháp luật hình sự trong HSSV khoảng hơn 8.000 trường hợp. Trong đó, có các hành vi như đánh nhau, gây rối trật tự công cộng (hơn 2.000 trường hợp); gần 900 trường hợp tội phạm ma túy; 83 vụ giết người; gần 1.400 trường hợp cướp tài sản... Đáng chú ý, gần đây gia tăng hiện tượng học sinh nữ tụ tập đánh nhau, làm nhục bạn hay tình trạng HSSV phạm tội sử dụng công nghệ cao như tấn công các trang web để ăn cắp tiền qua mạng, tống tiền qua điện thoại cũng tăng rất nhanh.
Một vấn đề cũng gây nhức nhối cho những người làm công tác giáo dục, đó là tình trạng học sinh nghiện chơi game, chát. Tuy là hình thức giải trí nhưng đã xuất hiện nhiều học sinh bỏ học để ngồi chơi bên máy tính hàng giờ liền. Rồi khi không có tiền chơi, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm đi trộm cắp, giết người hoặc “bán mình” chỉ vì vài chục nghìn “cứu nét”. Một số HSSV còn bị nhiễm vào các trang website “đen” có nội dung bạo lực, đồi trụy để rồi sa vào vòng lao lý. Tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, một số đối tượng do thiếu hiểu biết pháp luật đã phạm vào tội danh quốc gia như lấy cắp thanh giằng, bu lông trên cầu, cắt trộm đường dây điện thoại để bán lấy tiền tiêu xài. Thống kê của cơ quan công an cho biết, hiện có khoảng 20.000 đối tượng thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời.
TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
- KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
NGUYÊN TẮC
Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác
Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định.
Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó.
Thời gian – môi trường giáo dục:
càng sớm càng tốt đối với trẻ em,
ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS
mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng)
Trong nhà trường GD KNS trên giờ học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp
1. Kĩ năng tự nhận thức
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7. Kĩ năng giao tiếp
8. Kĩ năng lắng nghe tích cực
9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
10. Kĩ năng thương lượng
11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12. Kĩ năng hợp tác
13. Kĩ năng tư duy phê phán
14. Kĩ năng tư duy sáng tạo
15. Kĩ năng ra quyết định
16. Kĩ năng giải quyết vấn đề
17. Kĩ năng kiên định
18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
19. Kĩ năng đặt mục tiêu
20. Kĩ năng quản lí thời gian
21. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.KĨ NĂNG TỰ NHÂN THỨC
* Ý nghĩa, mối quan hệ với các KNS khác:
+ Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác.
+ Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
+ Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác.
* Khái niệm:
+ Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
+ KN tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
1.KĨ NĂNG TỰ NHÂN THỨC
* Kĩ năng tự nhận thức là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…
* Để có kĩ năng tự nhận thức, các bạn cần biết rõ:
+ Bạn là ai, là “ cái gì”
+ Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao ?
+ Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào ?
+ Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào ?
+ Bạn thường chưa thành công trong những hoạt động nào ?
+ Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì ?
+ Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu ?
+ Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì ?
+ Bạn có sở thích gì ?
Bạn cũng cần biết :
+ Người khác đánh giá về bạn ra sao ?
+ Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn có trùng hợp nhau không ? Có điểm gì khác biệt ?
+ Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bạn là gì ?
+ Bạn sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn…
2.KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
* Khái niệm:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội. đối với một điều gì đó…
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,...
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị đối với bản thân mình. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hoá, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kĩ năng này còn giúp ngưòi ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
3.KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
* Ý nghĩa: Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẩn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
* Mối quan hệ: Kĩ năng xử lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng này.
* Khái niệm:
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
“Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào”
“Một điều nhịn là chín điều lành”
4.KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
4.KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
* Khái niệm:
+ Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống;
+ Là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
* Ý nghĩa:
Giúp cho con người:
+ Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
+ Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.
+ Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
* Mối quan hệ với các KNS khác:
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các kĩ năng sống khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề.
5.KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ,
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy,
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
* Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tĩnh nếu gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác.
* Ý nghĩa: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huông của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.
* Mối quan hệ: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời, để phát huy hiệu quả của kĩ năng này cần kĩ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.
5.KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
6.KĨ NĂNG THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN
* Khái niệm: Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
* Ý nghĩa: Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
“Vấn đề không phải là nói cái gì mà là người nghe cảm nhận như thế nào”
“Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
7.KĨ NĂNG GIAO TIẾP
* Khái niệm:
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
* Ý nghĩa:
- Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả;
- Cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác.
- Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với nguời khác.
- Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
8.KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
* Khái niệm:
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.
* Ý nghĩa:
Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
9.KĨ NĂNG THỂ HIỆN SỰ CẢM THÔNG
* Khái niệm:
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc.
10.KĨ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG
* Khái niệm:
Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
* Ý nghĩa:
Một người có kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân.
11.KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
* Khái niệm:
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tình trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, …
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
”Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hợp tác
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
BÀI HỌC TỪ LOÀI NGỖNG
Vào mùa thu, khi bạn thấy những đàn ngỗng bay về phương nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Khi là thành viên của một đội, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đi đến nơi họ đến nhanh hơn vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó sẽ cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để rồi lại được hưởng những ưu thế từ sức mạnh bầy đàn. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác lại dẫn đầu. Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng sẽ rời khỏi đàn để cùng xuống và bảo vệ nó, chúng sẽ ở lại đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết. Đến lúc đó, chúng sẽ nhập vào một đàn khác và tiếp tục chuyến hành trình. Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn. Nếu chúng ta có cảm nhận tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng tới cùng một mục tiêu như chúng ta.
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
* Khái niệm:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
- Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
+ Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.
+ Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.
+ Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
+ Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
+ Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.
* Ý nghĩa: Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể vận hành đơn lẻ.
- Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hoà và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.
* Mối quan hệ:
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng….
12.KĨ NĂNG HỢP TÁC
13.KĨ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
* Khái niệm:
- Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,... xảy ra.
- Để phân tích một cách có phê phán, con người cần:
+ Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng,... đó từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.
+ Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều.
+ Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,..
+ Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,... đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp… thì kĩ năng tư duy phê phán càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị.
14.KĨ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
* Khái niệm:
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.
* Ý nghĩa:
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt.
Tư duy sáng tạo là một KNS quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra . Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.
* Mối quan hệ:
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng đuợc tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
15.KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
* Khái niệm:
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.
Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần:
- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
- Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.
- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.
“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước
Chọn lấy một dòng hay để nước trôi”
* Ý nghĩa:
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.
* Mối quan hệ:
Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo,...
Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
15.KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
16.KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Khái niệm:
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
+ Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết.
+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.
+ Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó.
+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó.
+ So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
+ Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau.
* Ý nghĩa:
Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
* Mối quan hệ:
Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định, ....
17.KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH
* Khái niệm:
- Là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc biết cách từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà, đúng mực. Kiên định là sự cân bằng, dung hoà giữa tính hiếu thắng, vị kỷ và tính phục tùng, phụ thuộc.
- Kiên định khác với hiếu thắng - nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác.
- Kiên định cũng khác với phục tùng - nghĩa là luôn bị phụ thuộc vào người khác; hi sinh cả quyền và nhu cầu chính đáng của bản thân để phục vụ cho quyền và nhu cầu không chính đáng của người khác.
- Khi cần kiên định trước một tình huống/vấn đề, chúng ta cần:
+ Nhận thức được cảm xúc của bản thân;
+ Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng;
+ Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.
“Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
17.KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH
* Ý nghĩa:
Kĩ năng kiên định sẽ giúp ta thực hiện được những ước mơ, hoài bão, tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. Kĩ năng kiên định cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả.
* Mối quan hệ:
Để có kĩ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp.
“Khi có ai đó nói với bạn: “Đừng bỏ cuộc”, “Hãy tiếp tục đi”, tức là họ đang khích lệ bạn. Khi bạn tự nhủ với mình rằng: “Ta không bị khuất phục, không được dừng lại”, tức là bạn đang tiếp thêm cho mình một sức mạnh lớn lao. Nhưng khi bạn nói rằng: “Ta sẽ kiên trì cho đến khi nào chiến thắng” thì không gì có thể cản được bạn tiến đến thành công.”
18.KĨ NĂNG ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM
* Khái niệm:
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
* Ý nghĩa:
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên.
* Mối quan hệ:
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thể Thu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)