Bộ đề thi văn 7 hay

Chia sẻ bởi Đặng Thị Mỹ Lệ | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: bộ đề thi văn 7 hay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG VĂN BẢN
“QUA ĐÈO NGANG”

A – Lý do chọn chuyên đề:
Ngữ văn là môn học thuộc nhóm KHXH, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn có mối quan hệ chặt chẽ với các môn Sử - Địa – GDCD và các môn này cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn.
Xuất phát từ những căn cứ đó, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, hướng tới tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, có thái độ lên án, phê phán cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân – thiện - mĩ, có năng lực hình thành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
Vì vậy chuyên đề này giúp cho giáo viên đang dạy Ngữ Văn thống nhất một số yêu cầu chung khi dạy tích hợp liên môn: Văn – Sử - Địa – GDCD để học sinh học tốt các môn KHXH.
B – MÔ TẢ NỘI DUNG CÁCH THỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
I - Đặc điểm khi dạy học tích hợp liên môn trong bài “Qua Đèo Ngang”.
Việc vận dụng dạy tích hợp liên môn dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn văn bản Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, địa lý, ý thức giữ gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh bởi các phân môn này có kiến thức, kỹ năng liên hệ, bổ sung cho nhau, đồng thời HS lĩnh hội được những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.



II.Vai trò của dạy học tích hợp liên môn trong bài “Qua Đèo Ngang”.
HS tích hợp các kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kỹ năng thuộc môn Ngữ văn với các môn Sử - Địa – GDCD bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kỹ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp.
Tổ chức thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng, phối hợp nhiều kiến thức và kỹ năng đã nắm trong bản thân các môn học.
Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để các em trực tiếp giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp, biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về cách chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng.
Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS, trú trọng mối quan hệ giữa kiến thức của HS với SGK từ đó HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của GV.
III – Quy trình dạy học tích hợp liên môn trong bài “Qua Đèo Ngang”.
của Bà Huyện Thanh Quan.
* PHẦN TÌM HIỂU CHUNG
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
GV tích hợp với môn Lịch Sử, giới thiệu thân thế sự nghiệp của Bà Huyện Thanh Quan: sống ở thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn, là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại phong kiến xưa.
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh bà đi từ Thăng Long vào Huế nhận chức “Cung trung giáo tập”(Chuyên dạy học cho các công chúa tại cung vua)
2. Tìm hiểu văn bản:
- Tích hợp với môn Tập Làm Văn, Sử : thể thơ TNBCĐL – thể thơ có từ đời Đường ( 618 – 907) ở Trung Quốc. Thơ TNBC gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối của câu 1,2,4, 6, 8 . Phép đối giữa câu 3 – 4 , câu 5 với 6. Có luật bằng trắc.
* PHẦN PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Bức tranh đèo ngang (4 câu đầu)
CHTH1: “Khung cảnh Đèo Ngang được miêu tả qua những chi tiết nào? “.
- Tích hợp môn Địa lý: Sử dụng lược đồ VN , GV thuyết giảng, giúp HS nhận thức được vị trí địa lý, địa hình: Đèo Ngang còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Mỹ Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)