Bộ đề thi HSG lớp 7( có đáp án )

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tươi | Ngày 11/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề thi HSG lớp 7( có đáp án ) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Thiên trường vãn vọng
* Gợi ý các ý chính cần cảm nhận trong văn bản
a. Bức tranh buổi chiều ở phủ Thiên Trường:
- Hai câu đầu là bức tranh thôn dã lúc chiều tàvới những xóm làng đang mờ dần trong màn sương bạc:
Trích thơ
- Vận dụng trí tưởng tượng để miêu tả
- Cái màn sương bạc như có như không , bình đạm ,nhẹ nhàng bao bọc và lan toả khiến người ngắm cảnh cảm nhận sâu sắc cái êm đềm ,man mác của cảnh quê vốn đã gắn bó từ thời thơ ấu. Rõ ràng ngoại cảnh và tâm cảnh đã hoà làm một rất nhẹ nhàng , tự nhiên.Cảnh chiều buông man mác buồn chầm chậm trôi trong tâm trí tác giả gợi lên một cuộc sống làng quêyên bình , vắng vẻ mà k đìu hiu bởi trong bức tranh ấy vẫn có sự xuất hiện của con người:
Trích thơ
- Tưởng tượng rồi miêu tả.
- Thật tài tình , chỉ bằng vài nét chấm phá mà cả miền quê rộng lớn đã được thu lại trong 4 dòng thơ ngắn gọn . Cảnh vốn đẹp qua lăng kính tâm trạng và cái nhìn đầy yêu mến của tác giả lại càng đẹp hơn. Qua đó, một tình cảm chân thành , ấm áp với quê hương được bộc lộ rõ nét.
b. Tâm hồn tác giả
- Điều đó cũng chứng tỏ , tuy tác giả là một ông vua có địa vị tối cao.... thế mà vẫn hành hương về nơi thôn dã để ngắm cảnh chiều bình yên, suy tư ngẫm ngợi, điều này góp phần hé lộ tâm hồn của nhà vua anh minh - một tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thật đáng trân trọng và noi theo!
- Qua bài thơ ta còn cảm nhận bóng dáng đất nước Đại Việt thời nhà Trần thanh bình, nhân dân ấm no hạnh phúc. Bài thơ đã góp thêm một vầng sáng nữa vào hào khí Đông A thời nhà TRần.

Côn Sơn ca
1. Nội dung văn bản:
Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh Côn Sơn nên thơ hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
BT 1 : So sánh cách tả tiếng suối trong 2 bài thơ:
“ Côn Sơn……………tai” ( Côn sơn ca )
“ Tiếng suối ……….xa” ( Cảnh khuya – Hồ chí Minh )
* Gợi ý:
- Giống nhau:
Đều so sánh tiếng suối với tiếng đàn, hát- âm thanh do con người tạo ra, thể hiện tình yêu thiên nhiên , tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
- Khác:
Bài ca Côn sơn: So sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm : Lấy sự vật làm trung tâm....... mang đặc điểm của thi pháp trung đại đó là màu sắc cổ điển.
Cảnh khuya: So sánh tiếng suối với tiếng hát : Lấy con người làm trung tâm...... mang đặc điểm của thi pháp hiện đại, màu sắc hiện đại.
Bài tập 2:
Trình bày cảm nhận của em về văn bản “ Bài ca Côn sơn”.
* Gợi ý các ý chính cần cảm nhận trong văn bản
a. Mở bài:
- Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tươi
Dung lượng: 136,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)