Bộ đề ôn tập hkii
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Lam |
Ngày 14/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: bộ đề ôn tập hkii thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
BỘ KIỂM TRA HỌC KÌ II – VẬT LÍ 6
ĐỀ 1
Câu 1( 2 điểm):
Thế nào là nóng chảy và đông đặc? Lấy ví dụ về hiện tượng nóng chảy và đông đặc trong thực tế.
Câu 2 ( 2 điểm): Nhiệt kế là gì? Nhiệt kế hoạt động dựa vào hiện tượng gì? Vì sao chất lỏng có thể dâng lên trong ống thủy tinh bên trong nhiệt kế?
Câu 3 ( 3 điểm): Trình bày thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi.
( Nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)
Câu 4 ( 3 điểm):
Vì sao rót nước nóng vào cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng?
Vì sao khi rót nước nóng vào phích nếu đậy nút lại ngay nút thường bị bật ra?
ĐỀ 2
Câu 1( 2 điểm):
Thế nào là bay hơi và ngưng tụ? Lấy ví dụ về hiện tượng bay hơi và ngưng tụ.
Câu 2 ( 2 điểm):
a) Kể tên các loại nhiệt kế thường dùng và công dụng của chúng.
b) Trình bày về cách chia thang nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út.
Câu 3 ( 3 điểm): Trình bày thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt đến tốc độ bay hơi.
( Nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)
Câu 4 ( 3 điểm):
Vì sao tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Vì sao khi đun nước không nên rót nước thật đầy ấm ? Khi đóng nước ngọt vào chai vì sao cũng không đóng thật đầy?
ĐỀ 3
Câu 1( 2 điểm): Thế nào là nóng chảy, đông đặc, bay hơi và ngưng tụ?
Câu 2 ( 2 điểm):
a) Nêu các chú ý khi sử dụng nhiệt kế y tế.
b) Cấu tạo nhiệt kế y tế có gì đặc biệt? Cấu tạo đó có tác dụng gì?
Câu 3 ( 3 điểm): Trình bày thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của diện tích mặt thoáng đến tốc độ bay hơi. ( Nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)
Câu 4 ( 3 điểm):
Hai cốc thủy tinh bị chồng khít vào nhau. Dùng nước đá và nước nóng như thế nào để tách hai cái cốc đó ra?
Vì sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng lại phồng lên? Vì sao nếu quả bóng bị thủng thì không phồng lên được?
ĐỀ 4
Câu 1: Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Trong thời gian nóng chảy đông đặc nhiệt độ của vật nào? ()
Câu 2: Nhiệt kế dùng để làm gì ? Nêu nguyên tắc hoạt động . ? ()
Câu 3: Ở 00C một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích là 15cm3. Khi nung cả hai quả cầu lên 600C thì quả cầu bằng sắt có thể tích 15,5 cm3, quả cầu bằng đồng có thể tích 15,62 cm3. Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu. Quả cầu nào nở vì nhiệt nhiều hơn? (3điểm)
Câu 4:Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi bỏ vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ? (1điểm)
Câu 5: Tại sao khi sáng sớm chúng ta hà hơi vào mặt gương thì mặt gương lại mờ nhưng sau một thời gian thì gương lại sáng trở lại? (2điểm).
ĐỀ 5
Câu 1 : (1,5đ)
a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào?
Câu 2 : (1,5đ)
Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ?
Câu 4 : (3,5đ)
a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?
b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?
Câu 5 : (2,0đ)
Nêu đặc điểm của sự sôi ?
ĐỀ 6
Câu 1 : (1,5đ)
Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại?
Câu 2(1,5đ)
a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ?
Câu 3 : (1,5đ)Trong việc đúc một cái mâm nhôm có những quá trình chuyển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Lam
Dung lượng: 106,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)