BỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN KHỐI 7 KÌ I

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tân | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: BỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN KHỐI 7 KÌ I thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

BỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN KHỐI 7 KÌ I

KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề 1 (lần 1): Chép lại phần dịch thơ bài “ Sông núi nước Nam ”. Nêu nội dung chính của bài thơ ?

Đề 2 (lần 2): Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu các loại từ đồng nghĩa?
Bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây: giữ gìn, bảo vệ
a. Em Thuý luôn luôn……………quần áo sạch sẽ.
b. …………Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.

Đề 3 (lần 3): Chép lại bài thơ “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh. Nêu nội dung chính của bài thơ ?

Đề 4 (lần 4): Nêu các dạng của điệp ngữ ?
Bài tập: Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và cho biết dạng của điệp ngữ:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi phải sắp xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.





















ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề 1 (lần 1): SÔNG NÚI NƯỚC NAM
( Nam quốc sơn hà )
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Nội dung chính: Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.


Đề 2 (lần 2):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)
Bài tập: a. Giữ gìn. b. Bảo vệ.


Đề 3 (lần 3): CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Nội dung chính: Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

Đề 4 (lần 4):
Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Bài tập: - Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.
- Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

KIỂM TRA 1-2 TIẾT

KIỂM TRA VĂN
Thời gian: 45 phút.

Câu 1: Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương. Nêu ý nghĩa của hình ảnh bánh trôi nước?
Câu 2: Chép lại bài thơ “ Qua đèo ngang ” của Huyện Thanh Quan. Cảnh tượng nơi Đèo Ngang được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 3: Tìm ý nghĩa cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến?

ĐÁP ÁN:
Câu 1: - Bài thơ Bánh Trôi Nước ( SGK/tr94).
- Ý nghĩa:
+ Trân trong vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
+ Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Câu 2: - Bài thơ Qua Đèo Ngang (SGK/tr 102).
- Cảnh tượng nơi Đèo Ngang:
Thời gian: Lúc chiều tà
Không gian: Khoáng đạt.
Từ ngữ, hình ảnh được miêu tả: cỏ cây, hoa, lá, mấy chú tiều lom khom dưới núi…
* Cảnh tượng nơi Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ.
Câu 3: Ý nghĩa cụm từ “ ta với ta ”:
* Ở bài thơ Qua Đèo Ngang:
- Chỉ một mình nhân vật trữ tình (tác giả).
- Thể hiện nỗi buồn thầm lặng cô đơn và nỗi nhớ nước thương nhà.
* Ở bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà:
- Có 2 người: Tác giả và người bạn.
- Thể hiện tình bạn đậm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tân
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)