BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Chia sẻ bởi Phạm Minh Phong |
Ngày 16/10/2018 |
158
Chia sẻ tài liệu: BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn : Lịch Sử
Đề 1:
1. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(3đ)
2. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?(4đ)
3. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?(3đ)
Đề 2:
1. Khởi nghĩa Lý Bí?(2đ)
2. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?(3đ)
3. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(2đ)
4. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?(3đ)
Đề 3:
1. Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?(5đ)
2. Nêu tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?(2đ)
3.Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?(3đ)
Đề 4:
1. Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?(3đ)
2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?(3đ)
3. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?(4đ)
Đề 5:
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?(3đ)
2. Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?(5đ)
3. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc?(2đ)
Đáp Án
Đề 1
1.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
2.- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân
- Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
- Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất
3.– Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
– Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
Đề 2
1.– Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
– Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
2.– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
+ Cách đánh chủ động, áp đảo.
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
3.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
4.– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý
Môn : Lịch Sử
Đề 1:
1. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(3đ)
2. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?(4đ)
3. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?(3đ)
Đề 2:
1. Khởi nghĩa Lý Bí?(2đ)
2. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?(3đ)
3. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(2đ)
4. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?(3đ)
Đề 3:
1. Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?(5đ)
2. Nêu tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?(2đ)
3.Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?(3đ)
Đề 4:
1. Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?(3đ)
2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?(3đ)
3. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?(4đ)
Đề 5:
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?(3đ)
2. Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?(5đ)
3. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc?(2đ)
Đáp Án
Đề 1
1.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
2.- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân
- Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
- Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất
3.– Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
– Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
Đề 2
1.– Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
– Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
2.– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
+ Cách đánh chủ động, áp đảo.
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
3.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
4.– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Minh Phong
Dung lượng: 53,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)