Bộ đề khảo sát HKII - Lịch sử 6
Chia sẻ bởi Pgd-Đt Thủy Nguyên |
Ngày 16/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Bộ đề khảo sát HKII - Lịch sử 6 thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 : (4 điểm)
Hãy mô tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại ở nước ta?
Câu 2 : (5 điểm)
Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Vì sao lại nói : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 2: (1 điểm)
Theo em tại sao Lí Nam Đế lại đặt tên nước là Vạn Xuân?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HKII
MÔN: LỊCH SỬ 6
Câu
Đáp án
Điểm
1
a/Trống đồng Đông Sơn : Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời. Trống đồng còn gọi là trống sấm, người ta đánh trống đồng để cầu nắng , cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp . Có thể coi trống đồng là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật với những hình trang trí phong phú, sinh động phủ đầy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ánh bằng hình ảnh cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡngvà lễ hội của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.
2 điểm
b/Thành Cổ Loa : Có 3 vòng khép kín (Thành nội có hình chữ nhật, thành trung và thành ngoại không có hình thù rõ ràng). Tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng 5-10 m. Mặt thành rộng trung bình 10 m. Chân thành rộng từ 10-20 m. Các thành đều có hào nước rộng bao quanh, các hào thông với nhau vừa nối với Đầm Cả, vừa nối với sông Hoàng. Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của Vua và các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
-Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta. Thành vừa là kinh đô vừa là công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
2 điểm
2
a/Diễn biến
-Cuối năm 938, đoàn quân xâm lược của Lưu Hoằng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta. Ngô Quyền đã cho Ngô Tất Tố và một toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc.
1 điểm
-Lực lượng quân thuỷ của ta đã mai phục sẵn ở sông Giá, sông Chanh, cửa Nam Triệu kết hợp với lực lượng của Ngô Quyền ở thượng nguồn, hai cánh quân bộ của ta đã ém sẵn ở hai bên bờ sông.
1 điểm
-Quân ta đánh rất mạnh ở thượng nguồn làm cho quân Nam Hán hoảng loạn . Trong lúc tháo chạy ra biển, thuyền của chúng đã đâm phải cọc ngầm vỡ tan tành. Số còn lại vì thuyền to không thể lái tránh cọc ngầm, còn thuyền của ta nhỏ có thể luồn lách trên sông đánh giáp lá cà với địch . Quân địch phải bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối , thiệt hại đến quá nửa.
1 điểm
b/Kết quả :Lưu Hoằng Tháo bị bỏ mạng tại trận , quân Nam Hán thua to, trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn tàn thắng lợi.
1 điểm
c/Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
1điểm
3
-Theo em Lí Nam Đế đặt tên nước là "Vạn Xuân" là thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc , của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình yên vui, tươi đẹp như hàng vạn mùa xuân.
1 điểm
--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 : (4 điểm)
Hãy mô tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại ở nước ta?
Câu 2 : (5 điểm)
Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Vì sao lại nói : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 2: (1 điểm)
Theo em tại sao Lí Nam Đế lại đặt tên nước là Vạn Xuân?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HKII
MÔN: LỊCH SỬ 6
Câu
Đáp án
Điểm
1
a/Trống đồng Đông Sơn : Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời. Trống đồng còn gọi là trống sấm, người ta đánh trống đồng để cầu nắng , cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp . Có thể coi trống đồng là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật với những hình trang trí phong phú, sinh động phủ đầy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ánh bằng hình ảnh cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡngvà lễ hội của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.
2 điểm
b/Thành Cổ Loa : Có 3 vòng khép kín (Thành nội có hình chữ nhật, thành trung và thành ngoại không có hình thù rõ ràng). Tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng 5-10 m. Mặt thành rộng trung bình 10 m. Chân thành rộng từ 10-20 m. Các thành đều có hào nước rộng bao quanh, các hào thông với nhau vừa nối với Đầm Cả, vừa nối với sông Hoàng. Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của Vua và các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
-Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta. Thành vừa là kinh đô vừa là công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
2 điểm
2
a/Diễn biến
-Cuối năm 938, đoàn quân xâm lược của Lưu Hoằng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta. Ngô Quyền đã cho Ngô Tất Tố và một toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc.
1 điểm
-Lực lượng quân thuỷ của ta đã mai phục sẵn ở sông Giá, sông Chanh, cửa Nam Triệu kết hợp với lực lượng của Ngô Quyền ở thượng nguồn, hai cánh quân bộ của ta đã ém sẵn ở hai bên bờ sông.
1 điểm
-Quân ta đánh rất mạnh ở thượng nguồn làm cho quân Nam Hán hoảng loạn . Trong lúc tháo chạy ra biển, thuyền của chúng đã đâm phải cọc ngầm vỡ tan tành. Số còn lại vì thuyền to không thể lái tránh cọc ngầm, còn thuyền của ta nhỏ có thể luồn lách trên sông đánh giáp lá cà với địch . Quân địch phải bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối , thiệt hại đến quá nửa.
1 điểm
b/Kết quả :Lưu Hoằng Tháo bị bỏ mạng tại trận , quân Nam Hán thua to, trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn tàn thắng lợi.
1 điểm
c/Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
1điểm
3
-Theo em Lí Nam Đế đặt tên nước là "Vạn Xuân" là thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc , của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình yên vui, tươi đẹp như hàng vạn mùa xuân.
1 điểm
--------------- HẾT ---------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Pgd-Đt Thủy Nguyên
Dung lượng: 166,77KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)