BỘ ĐỀ HSG 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: BỘ ĐỀ HSG 2 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

Đề chính thức
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2008-2009

Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 16/6/2008

Câu 1: (1,5 điểm).
P thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản: quả đỏ, dài lai với quả vàng, tròn được F1 đồng tính quả đỏ, tròn. Lai phân tích F1, đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình như thế nào? Trong công tác chọn giống người ta thường sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
Câu 2: (1,5 điểm).
a/ Mức phản ứng là gì, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong quá trình hình thành nên tính trạng?.
b/ Khi lai các cây củ cải đường 2n với nhau thu được cây tứ bội 4n. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tứ bội nói trên.
Câu 3: (1,0 điểm).
Trong gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh đôi được người con trai bình thường và người con gái có biểu hiện hội chứng Đao. Cặp vợ chồng băn khoăn không hiểu lí do vì sao, bằng kiến thức đã học em hãy giải thích giúp họ.
Câu 4: ( (1,5 điểm).
Mối quan hệ giữa nhiễm sắc thể và gen trong điều kiện bình thường và không bình thường?
Câu 5: (1,0 điểm).
Người ta đã tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng qua các bước cơ bản nào? Ý nghĩa của phương pháp này trong việc nhân giống cây trồng.
Câu 6: (1,0 điểm).
Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Quan sát một số tế bào ruồi giấm đang thực hiện quá trình phân bào nguyên phân lần đầu tiên, người ta đếm được 128 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Các tế bào trên đang ở thời kì nào của quá trình phân bào và có bao nhiêu tế bào tham gia vào quá trình phân bào?
Câu 7: (1,0 điểm).
Một quần xã có các sinh vật sau: thực vật, thỏ, chuột, sâu, gà, ếch, rắn, đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn hoàn chỉnh có thể có trong quần xã.
Câu 8: (1,5 điểm).
Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng: thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài người ta thu được F1 đồng loạt thân cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình thân thấp, hạt tròn chiếm tỉ lệ .
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Trong các kiểu hình ở F2 kiểu hình nào là do biến dị tổ hợp?

----HẾT----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
THANH HOÁ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2009 - 2010

Đề thi chính thức Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 19 tháng 6 năm 2009

Câu
Nội dung
Điểm

1

1.5


a) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng...
- Dùng thống kê toán học để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
0.75


b) Mục đích nhằm kiểm tra KG của cơ thể mang tính trội...
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì...
Còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì...
Ví dụ: HS tự lấy ví dụ.
0.75

2

1.0


- Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
0.25


- Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân:
+ Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần.
+ Có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
0.25


- Ý nghĩa
+ Nguyên phân là cơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 258,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)