Bình luận Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư(ST)
Chia sẻ bởi Phạm Thị Nga |
Ngày 12/10/2018 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bình luận Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư(ST) thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tập truyện ngắn" Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư đã được giới phê bình văn học đề cập khá nhiều, khen là chủ yếu, thậm chí có tác phẩm mang nội dung tương tự của một nhà văn quân đội cũng đã được dư luận quan tâm, so sánh cho rằng "này nọ", rằng "ai giống ai"chưa biết. nhưng rõ ràng là tác phẩm của Chị đã thành công vang dội, phản ánh qua số lượng phát hành thu hút độc giả, loạt bài viết tán dương trên các phương tiện truyền thông đại chúng.. (1, 4) . Vì vậy góp thêm tiếng nói để ca ngợi đặc trưng văn học miệt vườn, chất phát nam bộ, ngôn ngữ bình dân.. của Nguyễn Ngọc Tư như nhiều người đã viết e cũng thừa, không bằng, có khi lại "dỡ" hơn. "Đặc sản"(từ của GS Trần Hữu Dũng) nam bộ(2) trong nhiều truyện ngắn cũng đã khẳng định vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trên văn đàn nước Việt, không lẽ nguồn suốí nầy đã cạn rồi sao mà phải chuyển hướng, Chị sợ người đọc nhàm chán hay muốn phá tan sự bình lặng, phản kháng lại mình?(3) Từ lâu tôi đã có ý định viết cảm nghĩ về hiện tượng nầy sau khi tham khảo khá nhiều ý kiến, nhưng nếu không phụ họa vào cao trào ca ngợi Nguyễn Ngọc Tư thì e rằng mình lạc điệu, càng kích thích cho dư luận văn học đang nghiêng về phía tác giả. Ngay từ lúc CĐBT còn "nóng", mới ra lò, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc cũng đã nêu lên mấy ý nhẹ nhàng. băn khoăn có ý trách manh nha "phá phách"của Nguyễn Ngọc Tư khi Chị cố gắng tìm ra con đường mới trong sáng tác văn học, hay như nhà báo Bích Châu(SGGP) cũng đã gợi ý tác giả nên có cái nhìn thấu đáo hơn khi miêu tả xã hội nông thôn miền Nam, tránh gây ngộ nhận... Đó là những góp ý hiếm hoi, đáng trân trọng*. Hẳn tác giả cũng đã cảm thấy tuy bộc bạch việc ra đời của CĐBT chỉ là một cuộc tìm tòi cách viết mới, mà không được thì lại quay về "lối cũ". Có nhà bình luận văn học đã nêu lên tính nhân văn(hay nhân bản) (4) của tác phẩm trong khi say sưa ngưỡng mộ. rằng NN Tư đã nói lên nỗi đau và bao dung khi nhân vật chính, Nương trong truyện bị lũ vô lại hãm hiếp! Rõ ràng "khen quá một chút vẫn còn hơn chê" đã làm khuất đi mặt trái đằng sau Cánh đồng Bất tận, một truyện ngắn chỉ dăm chục trang, nhắc đi nhắc lại quá nhiều tình huống "người lớn" thậm chí cả súc vật(Vịt, Chó... ) làm tình để tô đậm nỗi bức xúc(dồn nén) về tình dục của lứa tuổi dậy thì của hai chị em( trai và gái). kể cả những đọan văn gợi cảm về sự thủ dâm của người nam hay nữ trong truyện mà tác giả không quên điểm qua có lẽ cũng không ngoài ý định đó. Từ chỗ chứng kiến người mẹ thân yêu "yếu lòng" trước lão bán vải dạo (5) đến những lúc rong ruổi theo cha với biết bao sự kiện trác táng, làm tình "vô cảm" của ông đã làm cho tâm hồn trong trắng của trẻ thơ bị hoen ố, đưa đến những suy nghĩ vô cùng tai hại, xem "đó" là những hành động thú tính bình thường (!) được ví như lũ vịt đến mùa "động đực" và nhấn thêm rằng "một chục con đực có thể đáp ứng sinh lý cho cả đàn vịt cái" với ngụ ý gì, phải chăng người cha trong truyện là thế ?! Tác giả mô tả nhân vật "Tôi" (Nương) là một cô gái xinh đẹp ở tuổi dậy thì, sống du mục theo đàn vịt với một người cha bất mãn, ông ta sẵn sàng “trả thù” bằng tình dục với bất cứ người đàn bà nào mà ông phát hiện, vì tự ái bị vợ "lăng loàn" bỏ đi theo trai, cô gái ấy(Nương) đã chứng kiến và nghe thấy biết bao cảnh làm tình của cha mình với đàn bà, khi dưới ghe lúc trên bờ như thế thì tâm sinh lý của người con gái ấy sẽ phát triển như thế nào, thử hỏi cô bé ở tuổi ngây thơ nghĩ gì và bị ảnh hưởng ra sao. Để rồi cuối cùng cô cũng trở thành nạn nhân theo luật nhân quả (6) nhưng lại có một cảm thụ hết sức đặc biệt là chấp nhận và không tỏ phản ứng chống đối tích cực khi bị dày vò thể xác, để kẻ cuồng dâm không đạt được khoái cảm! Với triết lý đó, tác giả nhấn sâu một bước, đó là tạo cảnh Nương bị hãm hiếp và sẵn sàng chấp nhận sự dày vò thể xác với lối lý sự "cùn"chỉ có thể tìm thấy ở những tác phẩm kích dâm theo lối "sadism"(Bạo dâm hay cuồng dâm) không thể nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Nga
Dung lượng: 38,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)