Bình giải 7 câu đố DG của Bà

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 12/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bình giải 7 câu đố DG của Bà thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Bình Giải 7 “Câu đố dân gian của bà”
( Tài liệu Biên luận chính của Diệp Phương Chi)
Câu đố dân gian Việt Nam được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của Người nông dân Việt Nam, nên cùng với ca dao tục ngữ, nó cũng phản ánh đời sống, quan niệm nhân sinh, kinh nghiệm xã hội và trí tuệ dân gian của người Việt Nam. Nếu không được gìn giữ và lưu truyền, các câu đố dân gian sẽ bị thất lạc và dần mai một đi, do đó, việc sưu tầm những câu đố dân gian là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa góp phần bảo tồn văn hóa Việt.

Các câu đố dưới đây được người viết (Diệp Phương Chi) ghi chép lại từ lời “nhớ lai” các câu đố của bà ngoại tên Nguyễn Thị Minh, năm 2012 tròn 94 tuổi, người quê ở Sa Huỳnh, tỉnh Nghĩa Bình, Việt Nam.
Các Chú giải/kiền giải thêm của Người biên soạn
1/ Các Câu Đố Dân Gian:
( Câu 1:
Loẹt quẹt như đuôi gà thiến  Liến thiến như ngọn thối lai (1(
Chúa mất tôi ngơ ngẩn kiếm hoài Tôi mất chúa nằm im lẳng lặng (2( (Là cái gì?)
Giải đố: CÂY CHỔI.
( Lời bình: Dựa trên việc liên tưởng từ hình ảnh đuôi gà thiến và ngọn thối lai (có lẽ là một loại cây mà hiện nay không nhiều người thành thị còn biết tới (1( ), Ông cha ta đã đưa ra câu đố về cây chổi quét nhà – một vật dụng thân quen trong mọi gia đình người Việt. Từ tượng hình “loẹt quẹt” được sử dụng nôm na mà thật khéo ở đây, rất gần gũi với đời sống nhân dân Việt Nam, thường hằng ngày “loẹt quẹt quét nhà” bằng cây chổi đót (mềm mại, trông giống đuôi gà, giống ngọn cây) thay vì dùng máy hút bụi, dùng chổi nhựa…như ở nhiều nước khác. Thỉnh thoảng mất cây chổi, người ta lại phải đi tìm khắp nhà, còn cây chổi chỉ biết “nằm im lẳng lặng” trong một góc nào đó. Cách xưng hô “chúa” và “tôi” cho thấy câu đố này được ra đời từ thời phong kiến ngày xưa (liệu có phải từ thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đàng trong, đàng ngoài chăng, hay xuất phát từ thời xa xưa hơn nữa?)
(1( Người dân miền Bắc gọi tên 1 loài cây leo là cây “thồm lồm”, lá thường dùng đắp chữa bệnh “thối tai” hoặc “Thồm lồm ăn tai”- Y học gọi là bệnh viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ - mủ này rất thối, chảy ra đến đâu loet da đến đó. .
(2( Cách hiểu khác: Từ “Chúa” với chữ Hán – Nôm đều dùng chung với từ “Chủ”; Một số vùng người dân trước đây đi làm thuê vẫn gọi Chúa nhà = Chủ nhà. Thí dụ trong đoạn ca dao:
“…Thằng ở câu được con cá mè ranh/ nạc chúa ăn hết để dành xương cho/ Chúa bà là chúa hay lo/ đêm nằm nghĩ việc ra cho mà làm…”

Câu 2:
( Ở nhà có bà hay liếm (Là cái gì?)
Giải đố là : CÂY CHỔI.
(Lời bình: Câu đố này có hình thức khá quen thuộc trong cách đặt câu đố của người Việt Nam nếu so sánh với một câu đố khác đã được một người Vĩnh Phúc sưu tập là “ở nhà có một bà ăn cơm hớt” (là đôi đũa cả) (3( . Câu đố dựa trên sự quan sát công năng của cây chổi, “liếm” khắp nhà để làm sạch nhà. Động từ “liếm” khiến câu hỏi trở nên thú vị, khiến người nghe phải suy nghĩ mới có thể trả lời được câu hỏi tưởng rất đơn giản, rất dễ mà không dễ này.
(3( Cơm hớt là phần cơm ở trên cùng, thường dùng đũa cả gạt ra hoặc trộn đều trước khi xới cơm cho cả nhà ăn. Vì thê câu này con có dị bản là:
“Cả nhà có bà ăn cơm trước” Câu đó về cái chổi cũng có dị bản khác là;
“Cả nhà có bà ăn cơm trước”
( Câu 3:
Một trăm tấm ván Một vạn thằng quân Thằng nào không quần (4( Thì chui xuống dưới (là việc gì?)
Giải đố: SÀNG GẠO.
(Lời bình: Câu đố này được ông cha ta nảy ra dựa trên sự quan sát một công việc quen thuộc của nhà nông, đó là sàng gạo, với công cụ lao động là chiếc sàng tre được đan bởi những chiếc nan tre già thường được ngâm ủ dưới lòng mương cho tre ủ màu, săn chắc rồi mới được đem đi đan kết lại theo hệ dọc, hệ ngang xen kẽ nhau (có nhiều cách đan như đan nong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 32,42KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)