BIEN DAO VIET NAM 2

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Phương | Ngày 24/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: BIEN DAO VIET NAM 2 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

B. DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BiỂN. ĐẢO CHO HỌC SINH THCS
1. Thầy (cô) cho biết các vấn đề sau:
-Trường học Thầy (cô) đang dạy có thường xuyên tổ chức ngoại khóa không? Các chủ đề (nội dung) ngoại khóa.
Mô tả sơ lược cách tổ chức : khâu chuẩn bị, phối hợp
giữa các GV và đơn vị chức năng trong nhà trường,
tiến hành ngoại khóa,...
Các hoạt động ngoại khóa có tác động gì đến chất lượng giáo dục nói chung ?
2. Khó khăn trở ngại khi thực hiện các chủ đề ngoại khóa tại cơ sở giáo dục của mình ?
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NGOẠI KHÓA:
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN,
ĐẢO TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục tiêu
II. Cấu trúc tài liệu
III. Hướng dẫn chung
1. Lựa chọn nội dung tổ chức ngoại khóa cho HS sao cho phù hợp với các trường THCS và các vùng miền.
2. Thời gian thực hiện ngoại khóa trong các trường THCS.
3. Tổ chức ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THCS.

Dưới đây là một số các bước thiết kế hoạt động ngoại khóa, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (đây là yêu cầu có nguyên tắc như đối với soạn giáo án trước khi lên lớp dạy học)
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Bước 4:Công tác chuẩn bị
Bước 5: Tiến hành hoạt động
Bước 6: Kết thúc hoạt động
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động


Lựa chọn nội dung tổ chức ngoại khóa cho HS sao cho phù hợp với các vùng, miền.
VD; Dành một buổi ngoại khóa để HS tìm hiểu về biển Đông thuộc chuyên đề 1: Biển Đông và vùng biển VN ( vị trí, tiềm năng kinh tế của biển Đông)
2. Thời gian thực hiện ngoại khóa trong các trường THCS, Các hoạt động ngoại khóa có thể được thực hiện vào các tuần có những ngày lễ, ngày kỉ niệm như tuần lễ “Biển và Hải đảo VN, Ngày Đại Dương TG. Ngày phát động thi tìm hiểu’’ Huyền thoại đường HCM trên biển”, ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”, “ Phong trào góp đá xây dựng Trường Sa”. Tùy theo nd và khối lượng các hoạt động mà thực hiện TG ngoại khóa cho phù hợp. Nên tổ chức vào các tháng không ảnh hưởng đến các kì thi.
3. Tổ chức ngoại khóa cho học sinh THCS
- Trong quá trình tiến hành dạy học trong các trường THPT, GV có thể tổ chức nhiều loại hình hoạt động ngoại khoá khác nhau.
- Cần chú ý các khâu của lập kế hoạch hoạt động, từ xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và dự kiến công việc cần thực hiện, dự kiến điều kiện thực hiện (về địa điểm, phương tiện, người tham gia, kinh phí,....), phân công người thực hiện và dự kiến sản phẩm cần đạt.

HƯỚNG DẪN CHUNG
Dưới đây là một số gợi ý thiết kế HĐNK và HĐGDNGLL
3.1. Quy trình thiết kế một hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Thực tế có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề. Tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng ĐK cụ thể của lớp, trường mà chọn một tên khác cho hoạt động. nhưng phải bám sát chủ đề nhằm thực hiện được mục tiêu, tránh đi lạc hướng sang chủ đề khác.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
( GD cho hs về kiến thức, thái độ, kĩ năng)


Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình thức hoạt động tương ứng. VD “ Báo cáo chuyên đề về nguồn tài nguyên KS trong biển VN” ngoài ra có thêm hình thức như giao lưu, thảo luận, văn nghệ, trò chơi xen kẽ)
Bước 4: Công tác chuẩn bị
Bao gồm chuẩn bị của thầy và trò. Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia hoạt động chuẩn bị. Chính trong bước này, giáo viên có điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp. Muốn vậy, giáo viên phải:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì đối tượng nào, thời gian
phải hoàn thành là bao lâu.
Bản thân GV phải làm những việc gì, thể hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò
HS phải được phân công rõ ràng, GV phải quan tâm giúp đỡ.
Bước 5: Tiến hành hoạt động
- Thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho HS thể hiện, do đó cần sắp xếp một quy trình tiến hành hợp lí, phù hợp với khả năng của HS
- Trong bước tiến hành hoạt động, HS hoàn toàn làm chủ. GV chỉ là ngưòi tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Bước 6: Kết thúc hoạt động
- Dự kiến kết thúc hợp lý, tránh tẻ nhạt, nhàm chán.
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động
-Đánh giá là dịp để học sinh tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động. Có nhiều hình thức đánh giá như:
- Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể. Khen, chê.
- Thông qua sản phẩm.
3.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục bảo vệ TNMT biển đảo
-Thông thường, kế hoạch hoạt động này được xây dựng cho một năm - tương ứng với năm học của nhà trường (từ tháng 9 đến tháng 5). Khi lập kế hoạch hoạt động, đặc biệt là các hoạt động đoàn, hoạt động ngoại khoá, giáo viên cần lưu ý không xếp lịch hoạt động vào các ngày lễ, ngày tết hoặc vào thời gian học sinh ôn thi học kỳ.
-Kế hoạch hoạt động của lớp phải trình bày rõ ràng về thời gian (tháng, ngày, giờ), nội dung (mục tiêu, chủ đề, phương pháp, tài liệu), người phụ trách (tên giáo viên tổ chức thực hiện, tên giáo viên hỗ trợ), địa điểm (nơi tổ chức hoạt động).
Dưới đây là gợi ý kế hoạch hoạt động chung của trường và kế hoạch của từng lớp.
a. Kế hoạch chung của trường (Ví dụ nội dung cụ thể cho khối lớp )
Kế hoạch Giáo dục về bảo vệ TNMT biển đảo vào các hoạt động ngoại khoá của trường
Năm học: .......................Trường: THCS.......................................
Địa chỉ: .........................................................................................
Giáo viên lập kế hoạch: ................................................................
b) Kế hoạch của lớp
Kế hoạch Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn đội và hoạt động ngoại khoá của lớp.
Năm học: ................................
Lớp……………………Trường:...........................................................
Địa chỉ: ……………..................................................................................
Giáo viên chủ nhiệm................................................................................
Giáo viên phụ trách đội TN. ..................................................................
Giáo viên bộ môn (Địa lý, Sinh học) …………………………………...........
3.3. Gợi ý các hình thức tổ chức giáo dục
Trong ĐK và hoàn cảnh thực tế của VN có thể tổ chức một số loại hình HĐNK, HĐNGLL liên quan chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo đó là:
3.3.1.Tổ chức câu lạc bộ
3.3.2. Tổ chức liên hoan văn nghệ (Lưa chọn các bài hát, thơ ca về biển, đảo. Các bài hát đều nói về đảo, gắn với hoạt động kinh tế gì ở biển. Hay xây dựng tiểu phẩm VD: ‘’Giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biể hay phát triển du lịch’’
3.3.3. Tổ chức triển lãm về biển, đảo
3.3.4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo
3.3.5. Tổ chức báo cáo chuyên đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo.
3.3.6. Tổ chức tham quan, cắm trại:
Phần II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
Chủ đề 1: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Biết một số đặc điểm về vị trí, giới hạn, tự nhiên, đặc biệt là vai trò địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
+ Hiểu phạm vi và quy chế pháp lí của các vùng biển và thềm lục địa, đặc biệt là một số căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
+ Biết vị trí địa lí và đặc điểm của một số đảo, quần đảo trên vùng biển Tổ quốc.
+ Biết một số vấn đề cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và các quan điểm phát triển kinh tế biển, đảo.
- Kĩ năng
+ Nhận biết được vị trí, giới hạn của Biển Đông trên bản đồ thế giới.
+ Dựa vào sơ đồ, nhận biết các vùng biển và trình bày những thông tin cơ bản về các vùng biển đó.
+ Nhận biết vị trí một số đảo và quần đảo nước ta trên bản đồ Việt Nam.
+ Có kĩ năng thu thập, phân tích thông tin và làm việc theo nhóm.
- Thái độ
+ Trau dồi tình cảm với biển và hải đảo của Tổ quốc.
+ Có thái độ và trách nhiệm đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
+ Có ý thức xây dựng đất nước trở thành một quốc gia biển vững mạnh.
2. Nội dung cơ bản
- Vai trò địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
- Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa nước ta.
- Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
3. Gợi ý tiến trình hoạt động
Sau đây là gợi ý về một số phương án hoạt động. Tùy theo ĐK cụ thể có thể lựa chọn phương án phù hợp, hoặc kết hợp các phương án với nhau, sao cho đạt kết quả cao.
3.1. Phương án 1: Tổ chức nói chuyện về biển và hải đảo Việt Nam
- Chuẩn bị:
+ Bản đồ thế giới; bản đồ Đông Nam Á
+ Sơ đồ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam.
+ Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam.
+ Một vài bản đồ cổ về biển, đảo Việt nam.
Nội dung hoạt động: Phương án này có ưu điểm là giúp giáo viên đề cập thẳng vào những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất, tuy nhiên lại có hạn chế là việc nhận thức của học sinh thụ động, kém sâu sắc. Vì vậy, nên hạn chế dùng phương án này.
Khi trình bày, giáo viên nên tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
+ Về vai trò địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
+ Về các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam
+ Về các căn cứ khẳng định chủ quyền biển và đảo Việt Nam
+ Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
3.2. Phương án 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu, thi tìm hiểu về Biển Đông và vùng biển, đảo Việt Nam.
Với phương án này, học sinh tự tìm hiểu tài liệu đã có, sau đó làm bài dự thi thể hiện sự hiểu biết của mình nhằm mục đích khắc sâu một số nhận thức về Biển Đông và vùng biển Việt Nam. Nhờ đó, việc nhận thức của học sinh mang tính chủ động hơn so với ở phương án trên.
Hoạt động được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Photo tài liệu và đưa về các lớp.
- Bước 2: Hướng dẫn cách nghiên cứu tài liệu. Giáo viên gợi ý những nội dung cơ bản của tài liệu và một số nội dung khó tới đại diện các lớp. Giáo viên chuyển câu hỏi cần tìm hiểu về các lớp.
- Bước 3: Đại diện các lớp hướng dẫn học sinh trong lớp nghiên cứu tài liệu và làm bài thi.
- Bước 4: Thu bài thi theo đơn vị lớp và tổ chức chấm thi.
- Bước 5: Tổng kết cuộc thi và trao giải
3.3. Phương án 3: Thi thuyết trình về biển, đảo Việt Nam
Phương án này yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu, nắm vững vấn đề và truyền đạt những hiểu biết của mình tới các đối tượng khác một cách hiệu quả và thuyết phục.
Việc tổ chức có thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Giáo viên lựa chọn các đề tài sẽ tổ chức thuyết trình, sau đó, chuyển danh sách đề tài và tài liệu tham khảo chính về các lớp học để học sinh tổ chức nghiên cứu. Khuyến khích học sinh sưu tầm, tham khảo thêm tài liệu khác để bài thuyết trình thêm phong phú và hấp dẫn.
Bước 2: Các lớp tổ chức nghiên cứu tài liệu và cử đại diện học sinh tham gia dự thi
Bước 3: Thành lập ban giám khảo cuộc thi.
Bước 4: Tiến hành cuộc thi và chấm thi.
Bước 5: Tổng kết cuộc thi và trao giải.
Sau đây là một số đề tài có thể lựa chọn:
+ Tên đề tài 1: Biển Đông. Một số tồn tại trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và quan điểm của Nhà nước ta.
+ Tên đề tài 2: Các vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
+ Tên đề tài 3: Các đảo và quần đảo ở vùng biển nước ta. Mỗi người Việt Nam có thể làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
3.4. Phương án 4: Thi sưu tầm tư liệu tranh ảnh và tham gia viết về biển, đảo Tổ quốc.
Đây là phương án đòi hỏi sự chủ động cao của học sinh và tính giáo dục cũng rất cao.
Hoạt động được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Giáo viên phổ biến tới học sinh mục đích, yêu cầu của cuộc thi, nội dung và cách thức sưu tầm, viết bài.
- Bước 2: Tổ chức sưu tầm và viết bài theo đơn vị lớp (hoặc tổ).
- Bước 3: Trưng bày sản phẩm và tổ chức chấm
3.5. Phương án 5: Tổ chức ngày hội biển, đảo Tổ quốc
Đây là hình thức tổ chức cao nhất, đòi hỏi trình độ tổ chức cao, sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận một cách chặt chẽ, nhuần nhuyễn. Nếu thực hiện được hiệu quả của phương án này rất cao, thu hút được nhiều học sinh tham gia, hấp dẫn học sinh.
Chủ đề 2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Hiểu được vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo.
+ Trình bày được thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+ Biết được thực trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản và những tác động của chúng tới môi trường biển, đảo.
+ Trình bày được một số loại khoáng sản quan trọng ở vùng biển, đảo nước ta (dầu khí, muối, cát thủy tinh,...) và thực trạng khai thác một số loại tài nguyên .
+ Trình bày được điều kiện, hiện trạng phát triển giao thông vận tải biển và tác động của chúng tới môi trường.
+ Biết được vùng biển, đảo nước ta có nhiều giá trị về du lịch (các bãi biển ven bờ, các đảo có giá trị du lịch, rừng ngập mặn) và những tác động của phát triển du lịch biển đến môi trường.
+ Biết được vùng biển, đảo nước ta còn có nhiều tiềm năng khác như: thủy triều, gió biển.
+ Biết được một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lí các loại tài nguyên biển - đảo.
- Kĩ năng
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet, ngoài thực tế để bổ sung và làm giàu tri thức về biển - đảo.
+ Có kĩ năng hợp tác: trong lớp cùng tham gia với các bạn trong nhóm để làm những công việc được giao; ngoài lớp, cùng tham gia tích cực với cộng đồng địa phương để bảo vệ môi trường, trước hết là nơi mình cư trú. + Có kĩ năng thuyết trình trước đám đông
- Thái độ
+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Tổ quốc.
+ Đối xử với môi trường một cách thân thiện, trân trọng những giá trị của biển.
2. Nội dung cơ bản
- Quan điểm về phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Khai thác và nuôi trồng hải sản.
+ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc khai thác và nuôi trồng hải sản.
+ Thực trạng khai thác và nuôi trồng hải sản với vấn đề phát triển bền vững.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản biển - đảo.
+ Vùng biển - đảo nước ta có nhiều tiềm năng khoáng sản.
+ Thực trạng khai thác khoáng sản biển (dầu khí, muối, cát...) với vấn đề phát triển bền vững.
- Phát triển du lịch biển - đảo.
+ Vùng biển - đảo nước ta có nhiều tiềm năng du lịch.
+ Thực trạng phát triển du lịch với vấn đề phát triển bền vững
- Phát triển giao thông vận tải biển.
+ Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.
+ Thực trạng phát triển giao thông vận tải với vấn đề phát triển bền vững.
- Khai thác các loại tài nguyên khác: Năng lượng từ thủy triều, gió biển ((năm tua- bin gió đầu tiên ở BThuận đã phát điện lên lưới điện quốc gia).
3. Gợi ý tiến trình hoạt động
Với chủ đề này, để tổ chức ngoại khóa cho học sinh, ta có thể triển khai nhiều phương án khác nhau. Dưới đây là một số phương án để tham khảo.
3.1. Phương án 1. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở Việt Nam
Kiến thức
- Biết được các đảo và quần đảo lớn: tên, vị trí (trên bản đồ - thuộc tỉnh và thành phố nào?)
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo
Kĩ năng
- Kể tên và xác định được vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.
- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế của các đảo, quần đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí.
+ Hợp tác, tìm kiếm, phân tích và xử lí thông tin, đảm nhận trách nhiệm.
+ Quan sát ngoài thực tế, để nhận biết về ô nhiễm môi trường và tìm nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ môi trường biển - đảo.
Thái độ
Có ý thức trách nhiệm để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước.
3.2. Phương án 2. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở Việt Nam dưới dạng các cuộc thi giữa các khối lớp và thi toàn trường.
VÒNG 1: THI THEO KHỐI LỚP
- Mục tiêu:
Kiến thức
+ Biết được một cách khái quát về tiềm năng và hiện trạng các ngành kinh tế biển.
+ Hiểu được hậu quả của việc phát triển các ngành kinh tế biển tới tài nguyên và môi trường.
+ Biết được một số biện pháp để khai thác hợp lí tài nguyên biển.
Kĩ năng: Phân tích và xử lí thông tin, ra quyết định, quản lí thời gian ....
Thái độ: Có ý thức trách nhiệm để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước..

VÒNG 2: THI TOÀN TRƯỜNG
Sau khi thi vòng 1, đến vòng 2 chỉ còn lại 4 HS, đại diện cho 4 khối lớp (6,7,8,9)
- Mục tiêu:
-Phương pháp thực hiện
- Công tác chuẩn bị
-Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Tuyên bố lí do
+ Bước 2: Tổ chức thi
- Nội dung thứ nhất: Thi ai nhanh hơn ai (Tg 5 phút)- điền tên các tỉnh/ thành có huyên đảo theo bảng, hết giờ công bố đề và đáp án, đối chiếu với KQ mà thí sinh đã làm, thư kí tổng hợp và chuyển sang nội dung thứ hai
Nội dung thứ hai: Thi hùng biện Chuẩn bị là 5 phút, trình bày không quá 10 phút
- Thời gian thực hiện: 60 phút
3.3. Phương án 3.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề phát triển tổng hợp các ngành
kinh tế biển, đảo ở Việt Nam dưới dạng tham quan thực tế
4.4. Phương án 4. Thông qua việc triển lãm ảnh
- Mục tiêu:
Kiến thức
Kĩ năng
+ Biết cách sắp xếp các ảnh một cách hợp lí, khoa học theo từng chủ đề.
+ Giới thiệu cho mọi người thấy được sự giàu có của biển cả, cũng như vấn đề môi trường biển thông qua tranh ảnh.
+ Biết cách tìm kiếm và sưu tầm tài liệu liên quan đến biển, đảo.
Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường và chủ quyền biển - đảo.


3.5. Phương án 5. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở Việt Nam (có thể bằng cách chọn một số nội dung có trong tài liệu dành cho hs)
Chủ đề 3: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Hiểu được giá trị của tài nguyên thiên nhiên, ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Hiểu được những vấn đề cơ bản của môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đời sống của con người.
+ Biết được những vấn đề cơ bản của việc khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo tại vùng biển, đảo ở các vùng kinh tế
+ Biết tìm ra các điểm nổi bật và nêu lên các điểm chung cũng như sự khác biệt giữa các vùng biển, đảo ở nước ta.
- Thái độ
+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Đối xử với môi trường một cách thân thiện, trân trọng những giá trị của biển
2. Nội dung cơ bản
2.1. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo tại vùng hải đảo Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng
2.2. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo tại vùng biển, đảo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.3. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
3. Gợi ý tiến trình hoạt động
Với chủ đề này, để tổ chức ngoại khóa cho học sinh, ta có thể triển khai nhiều phương án khác nhau. Dưới đây là một số phương án để GV tham khảo.
3.1. Phương án 1. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo của các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
3.2. Phương án 2. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường biển, đảo tại các vùng kinh tế-xã hội của nước ta dưới dạng các cuộc thi giữa các khối lớp và thi toàn trường
3.3. Phương án 3. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tài nguyên và khai thác tài nguyên biển, đảo dưới dạng tham quan thực tế
3.4. Phương án 4. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo ở nước ta thông qua việc triển lãm ảnh
3.5. Phương án 5. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường tại vùng biển, đảo nước ta
Kính chúc các Đồng chí sức khỏe, và thành công. Xin chân thành cảm ơn các Đồng chí.
HOẠT ĐỘNG NHÓM

1. Phân nhóm:
Nhóm 1: THPT
Nhóm 2: THPT
Nhóm 3: THPT
Nhóm 4: THPT
Nhóm 5: THPT
2. Yêu cầu:
- Các nhóm thảo luận, lựa chọn nội dung và xây dựng bản kế hoạch ngoại khóa “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo”.
Xây dựng bản kế hoạch ngoại khóa chung.
- Nội dung cụ thể của một buổi ngoại khóa

PHẦN THỰC HÀNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)