Biện pháp nâng cao dạy học buổi 2
Chia sẻ bởi Phạm Lệ Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
104
Chia sẻ tài liệu: Biện pháp nâng cao dạy học buổi 2 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN TÂN
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY
Sơn Tân, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Giáo giục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc THCS. Để thực hiện mục tiêu đó thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở tiểu học là rất cần thiết. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của GDTH là học nhẹ nhàng- tự nhiên- tự nhiên- hứng thú- hiệu quả?
Trước yêu cầu trên, chúng ta- là những giáo viên phải hiểu và tìm kiếm những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học thông qua các hoạt động vừa học, vừa chơi do nhà trường tổ chức.
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập vui chơi trong ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu học sinh, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể.
Các giải pháp:
1/ GV phải nắm được chắc tinh thần chỉ đạo của các công văn, đặc biệt là vận động tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học.GV phải hiểu về mục tiêu, nguyên tắc của dạy học 2 buổi/ngày để từ đó định hướng cho những thiết kế bài dạy phù hợp. Hiện nay, giáo viên phải quan niệm sách giáo khoa, phân phối chương trình có thể sử dụng một cách linh hoạt nên khoảng sáng tạo hợp lí của giáo viên rất lớn. Chúng ta phải ý thức được rằng học sinh tiểu học tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển, song chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu không chọn lọc. Bởi vậy giáo viên chúng ta cần định hướng cho mình trong công tác chuẩn bị.
2/ GV phải dạy đến từng đối tượng học sinh, dạy theo nhu cầu người học một cách hợp lí. Khi mọi đối tượng học sinh đều được học, mỗi học sinh được giao từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực, sở trường thì các em sẽ hăng hái thực hiện, không khí lớp học sôi nổi. Muốn đạt được mục tiêu này, GV phải:
- Tìm hiểu, nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh
- Chọn nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. GV phải quan tâm đến chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt từng bài, từng phần trong từng tiết học chính khóa ở buổi 1. Với nội dung đó, ở buổi 2, học sinh trung bình, yếu cần luyện kĩ năng gì? Em nào chưa nắm được chuẩn? Em nào hổng kiến thức, kĩ năng gì? Do nguyên nhân nào? Cần đưa nội dung nào vào dạy với thời lượng bài bao nhiêu, còn học sinh khá giỏi cần mở rộng, khắc sâu đến đâu. Nên đưa dạng bài nào vào dạy ở phần nào là hợp lý, là tạo điều kiện tốt nhất các em được cọ xát, phát triển năng khiếu, tạo cơ hội cho các em được làm quen, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
3/ Đa dạng hóa các hình thức dạy học
Khi lên lớp dạy học ở buổi 2, nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Chính vì thế GV phải quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống chán, tạo nhu cầu cho học sinh và để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh.
Chẳng hạn: Trong một tiết học buổi 2, GV có thể đan xen giữa hình thức học cá nhân, nhóm, cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiêm, bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng các dồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly.....Cụ thể có một số tiết trên lớp, cụ thể có một số tiết ngoài không gian phòng học, hay qua các trò chơi trí tuệ, qua các cuộc thi..
Ví dụ: 1 tiết ôn âm nhạc: sân khấu hóa, cho thi tiếng hát sơn ca, tiếng hát họa mi, trò chơi âm nhạc.
1 tiết ôn Tiếng Việt: Thi ‘bàn tay tài hoa’ (Nếu muốn rèn văn hay chữ tốt cho học sinh), chiếc nón kì diệu....
Với một số hình thức, phương pháp dạy học, 1 tiết dạy buổi 2 cần diễn ra nhẹ nhàng trong bầu không khí thi đua sôi nổi. Trong dạy học, chúng ta luôn ‘làm mới’, luôn ‘dễ hóa’ (học sinh yếu) mà không hạ chuẩn để thu hút học sinh. Ở đây, các đối tượng đều được rèn luyện kĩ năng ở mức độ khác nhau. Và cái được hơn nữa là các em được rèn luyện kĩ năng sống, được trải nghiệm qua giao tiếp.
4/ Mạnh dạn điều chỉnh thời lượng, kết hợp đan xen các tiết học một cách hợp lí, tích hợp các kiến thức ở các lĩnh vực qua các sân chơi trí tuệ cho học sinh.
Thực tế, thời khóa biểu nhà trường xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, rất cụ thể cho từng lớp. Song trong quá trình dạy học ở buổi 2, ở một số buổi học (có thể 1 tháng 1 lần) ta có thể đan xen các tiết vào nhau xâu chuỗi các tiết tạo thành 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Âm nhạc, câu lạc bộ Mĩ thuật, câu lạc bộ tiếng Anh)...., 1 buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, 1 sân chơi trí tuệ cho học sinh rất thú vị và hiệu quả.
5/ Phối hợp các lực lượng giáo dục
Tranh thủ sự hợp tác của đồng nghiệp: trao đổi thảo luận, góp ý, bổ sung cho nhau để lựa chọn nội dung dạy học buổi 2 chất lượng và phù hợp từng lớp.
- Phối hợp với GV bộ môn, với Tổng phụ trách Đội, với cha mẹ học sinh
- Phối hợp với Ban giám hiệu: Tham mưu với Ban giám hiệu về việc mua sắm một số đồ dùng dạy học phục vụ phương pháp mới. Tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng thời khóa biểu phù hợp, báo cáo về việc tổ chức các hình thức họat động trong buổi 2.
6/ Đánh giá theo tiêu chuẩn và theo năng lực học sinh
Dù là dạy học buổi 1 hay buổi 2, việc đánh giá cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc làm sao vừa ghi nhận được kết quả học tập của học sinh, vừa giúp học sinh cố gắng vươn lên, tránh tình trạng đánh giá làm cho học sinh tự ti, mặc cảm. Đặc biệt dạy học buổi 2 khi mà vấn đề dạy học phân hóa càng rõ nét thì việc đánh giá học sinh cũng cần lựa chọn từng nội dung đánh giá, từng hình thức đánh giá theo năng lực từng em. Không đánh giá ngang bằng, đại trà, chung chung mà cần tế nhị, khéo léo theo chuẩn và theo năng lực.
7/ Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện
-Cần xây dựng tinh thần đoàn kết,, tương trợ lẫn nhau trong lớp. Học sinh khá giỏi luôn biết giúp đỡ học sinh yếu qua các phong trào ‘Đôi bạn cùng tiến’, ‘giúp bạn’
-Giáo viên cần dành nhiều thời gian, yêu nghề, dành cho các em sự gần gũi nhất.
-Tạo một lớp học gon, đẹp, khang trang. Trong lớp giáo viên phải tạo niềm tin cho học sinh, giáo viên vừa là mẹ, vừa là người bạn lớn, phải mẫu mực, gần gũi, yêu thương, thân thiện chia sẻ với học sinh.
Tóm lại: Những việc làm dù là nhỏ nhất của học sinh, của giáo viên góp phần xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn; trong dạy học giúp các em tự tin hơn, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, cho các em có những hoạt động vui tươi, lành mạnh, cho các em tìm hiểu chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương....Nó rất dễ thực hiện khi giáo viên biết khéo léo lựa chọn, lồng ghép trong từng tiết lên lớp ở buổi 2. Và thực hiện tốt điều đó, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày sẽ được nâng cao rõ nét.
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY
Sơn Tân, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Giáo giục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc THCS. Để thực hiện mục tiêu đó thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở tiểu học là rất cần thiết. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của GDTH là học nhẹ nhàng- tự nhiên- tự nhiên- hứng thú- hiệu quả?
Trước yêu cầu trên, chúng ta- là những giáo viên phải hiểu và tìm kiếm những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học thông qua các hoạt động vừa học, vừa chơi do nhà trường tổ chức.
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập vui chơi trong ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu học sinh, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể.
Các giải pháp:
1/ GV phải nắm được chắc tinh thần chỉ đạo của các công văn, đặc biệt là vận động tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học.GV phải hiểu về mục tiêu, nguyên tắc của dạy học 2 buổi/ngày để từ đó định hướng cho những thiết kế bài dạy phù hợp. Hiện nay, giáo viên phải quan niệm sách giáo khoa, phân phối chương trình có thể sử dụng một cách linh hoạt nên khoảng sáng tạo hợp lí của giáo viên rất lớn. Chúng ta phải ý thức được rằng học sinh tiểu học tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển, song chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu không chọn lọc. Bởi vậy giáo viên chúng ta cần định hướng cho mình trong công tác chuẩn bị.
2/ GV phải dạy đến từng đối tượng học sinh, dạy theo nhu cầu người học một cách hợp lí. Khi mọi đối tượng học sinh đều được học, mỗi học sinh được giao từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực, sở trường thì các em sẽ hăng hái thực hiện, không khí lớp học sôi nổi. Muốn đạt được mục tiêu này, GV phải:
- Tìm hiểu, nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh
- Chọn nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. GV phải quan tâm đến chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt từng bài, từng phần trong từng tiết học chính khóa ở buổi 1. Với nội dung đó, ở buổi 2, học sinh trung bình, yếu cần luyện kĩ năng gì? Em nào chưa nắm được chuẩn? Em nào hổng kiến thức, kĩ năng gì? Do nguyên nhân nào? Cần đưa nội dung nào vào dạy với thời lượng bài bao nhiêu, còn học sinh khá giỏi cần mở rộng, khắc sâu đến đâu. Nên đưa dạng bài nào vào dạy ở phần nào là hợp lý, là tạo điều kiện tốt nhất các em được cọ xát, phát triển năng khiếu, tạo cơ hội cho các em được làm quen, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
3/ Đa dạng hóa các hình thức dạy học
Khi lên lớp dạy học ở buổi 2, nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Chính vì thế GV phải quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống chán, tạo nhu cầu cho học sinh và để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh.
Chẳng hạn: Trong một tiết học buổi 2, GV có thể đan xen giữa hình thức học cá nhân, nhóm, cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiêm, bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng các dồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly.....Cụ thể có một số tiết trên lớp, cụ thể có một số tiết ngoài không gian phòng học, hay qua các trò chơi trí tuệ, qua các cuộc thi..
Ví dụ: 1 tiết ôn âm nhạc: sân khấu hóa, cho thi tiếng hát sơn ca, tiếng hát họa mi, trò chơi âm nhạc.
1 tiết ôn Tiếng Việt: Thi ‘bàn tay tài hoa’ (Nếu muốn rèn văn hay chữ tốt cho học sinh), chiếc nón kì diệu....
Với một số hình thức, phương pháp dạy học, 1 tiết dạy buổi 2 cần diễn ra nhẹ nhàng trong bầu không khí thi đua sôi nổi. Trong dạy học, chúng ta luôn ‘làm mới’, luôn ‘dễ hóa’ (học sinh yếu) mà không hạ chuẩn để thu hút học sinh. Ở đây, các đối tượng đều được rèn luyện kĩ năng ở mức độ khác nhau. Và cái được hơn nữa là các em được rèn luyện kĩ năng sống, được trải nghiệm qua giao tiếp.
4/ Mạnh dạn điều chỉnh thời lượng, kết hợp đan xen các tiết học một cách hợp lí, tích hợp các kiến thức ở các lĩnh vực qua các sân chơi trí tuệ cho học sinh.
Thực tế, thời khóa biểu nhà trường xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, rất cụ thể cho từng lớp. Song trong quá trình dạy học ở buổi 2, ở một số buổi học (có thể 1 tháng 1 lần) ta có thể đan xen các tiết vào nhau xâu chuỗi các tiết tạo thành 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Âm nhạc, câu lạc bộ Mĩ thuật, câu lạc bộ tiếng Anh)...., 1 buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, 1 sân chơi trí tuệ cho học sinh rất thú vị và hiệu quả.
5/ Phối hợp các lực lượng giáo dục
Tranh thủ sự hợp tác của đồng nghiệp: trao đổi thảo luận, góp ý, bổ sung cho nhau để lựa chọn nội dung dạy học buổi 2 chất lượng và phù hợp từng lớp.
- Phối hợp với GV bộ môn, với Tổng phụ trách Đội, với cha mẹ học sinh
- Phối hợp với Ban giám hiệu: Tham mưu với Ban giám hiệu về việc mua sắm một số đồ dùng dạy học phục vụ phương pháp mới. Tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng thời khóa biểu phù hợp, báo cáo về việc tổ chức các hình thức họat động trong buổi 2.
6/ Đánh giá theo tiêu chuẩn và theo năng lực học sinh
Dù là dạy học buổi 1 hay buổi 2, việc đánh giá cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc làm sao vừa ghi nhận được kết quả học tập của học sinh, vừa giúp học sinh cố gắng vươn lên, tránh tình trạng đánh giá làm cho học sinh tự ti, mặc cảm. Đặc biệt dạy học buổi 2 khi mà vấn đề dạy học phân hóa càng rõ nét thì việc đánh giá học sinh cũng cần lựa chọn từng nội dung đánh giá, từng hình thức đánh giá theo năng lực từng em. Không đánh giá ngang bằng, đại trà, chung chung mà cần tế nhị, khéo léo theo chuẩn và theo năng lực.
7/ Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện
-Cần xây dựng tinh thần đoàn kết,, tương trợ lẫn nhau trong lớp. Học sinh khá giỏi luôn biết giúp đỡ học sinh yếu qua các phong trào ‘Đôi bạn cùng tiến’, ‘giúp bạn’
-Giáo viên cần dành nhiều thời gian, yêu nghề, dành cho các em sự gần gũi nhất.
-Tạo một lớp học gon, đẹp, khang trang. Trong lớp giáo viên phải tạo niềm tin cho học sinh, giáo viên vừa là mẹ, vừa là người bạn lớn, phải mẫu mực, gần gũi, yêu thương, thân thiện chia sẻ với học sinh.
Tóm lại: Những việc làm dù là nhỏ nhất của học sinh, của giáo viên góp phần xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn; trong dạy học giúp các em tự tin hơn, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, cho các em có những hoạt động vui tươi, lành mạnh, cho các em tìm hiểu chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương....Nó rất dễ thực hiện khi giáo viên biết khéo léo lựa chọn, lồng ghép trong từng tiết lên lớp ở buổi 2. Và thực hiện tốt điều đó, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày sẽ được nâng cao rõ nét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Lệ Hằng
Dung lượng: 59,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)