Béo phì ở TE tuổi HS & trẻ thơ
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Béo phì ở TE tuổi HS & trẻ thơ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Béo phì ở trẻ em
1.-Béo phì với lứa tuổi học đường
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi trẻ có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao cùng độ tuổi từ 20% trở lên. Khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu (Nhu cầu cung cấp và sử dụng các chất tạo năng lượng cho cơ thể) ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ thì gọi là bệnh.
Béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em lứa tuổi học đường, bệnh sẽ là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Béo phì đã trở thành 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng sau vấn đề suy dinh dưỡng ở các nước đang phat triển ( theo GS Hà Huy Khôi- Nguyên Viện trưởng Viên dinh dưỡng quôc gia đã cảnh báo từ 30 năm trước )
1.1- Nguyên nhân bệnh béo phì ở trẻ em
- Trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu”, được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... có thể dẫn trẻ đến béo phì.
- Nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Điều này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính...
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị...
- Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi.
1.2- Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ
Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
- Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.
- Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này.
- Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)..., từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em.
1.3- Cách phát hiện, nhận biết béo phì ở trẻ em
Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (CKCT) được tính bằng công thức:
Đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể trẻ em bình thường trong quần thể đã được các Nhà Khoa học tính sẵn. Khi vượt > 20 % là có vấn đề.
Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.
1.4- Biện pháp chữa trị và đề phòng
Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique)- - tức là 2 mawij cung và cầu.
* Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách
1.-Béo phì với lứa tuổi học đường
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi trẻ có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao cùng độ tuổi từ 20% trở lên. Khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu (Nhu cầu cung cấp và sử dụng các chất tạo năng lượng cho cơ thể) ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ thì gọi là bệnh.
Béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em lứa tuổi học đường, bệnh sẽ là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Béo phì đã trở thành 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng sau vấn đề suy dinh dưỡng ở các nước đang phat triển ( theo GS Hà Huy Khôi- Nguyên Viện trưởng Viên dinh dưỡng quôc gia đã cảnh báo từ 30 năm trước )
1.1- Nguyên nhân bệnh béo phì ở trẻ em
- Trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu”, được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... có thể dẫn trẻ đến béo phì.
- Nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Điều này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính...
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị...
- Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi.
1.2- Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ
Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
- Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.
- Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này.
- Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)..., từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em.
1.3- Cách phát hiện, nhận biết béo phì ở trẻ em
Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (CKCT) được tính bằng công thức:
Đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể trẻ em bình thường trong quần thể đã được các Nhà Khoa học tính sẵn. Khi vượt > 20 % là có vấn đề.
Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.
1.4- Biện pháp chữa trị và đề phòng
Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique)- - tức là 2 mawij cung và cầu.
* Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 283,15KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)