Bệnh viêm não Nhật Bản
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bệnh viêm não Nhật Bản thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não B
Liên quan Mùa viêm não – Mùa Tu hú
-Mùa Vải thiều ?
Nguyên nhân – đề phòng ?
Bệnh nguy hiểm liên quan mùa vụ
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh có liên quan trùng hợp với “mùa tu hú”, mùa vải thiều nên có thời kỳ người ta sợ ăn vải thiều sẽ mắc bệnh (?!)
Sự trùng hợp ?
Mùa hè là mùa thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh do nhiệt độ thích hợp với các loài muỗi và kèm theo mưa làm cho bọ gậy phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó mùa hè nóng nực nên khi nằm ngủ chủ quan không buông màn, tạo điều kiện cho muỗi dễ dàng đốt người.
Ở Việt Nam, loài muỗi Culex sinh sản mạnh nhất vào mùa hè, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 7.
Vải thiều, đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Quả vải, loại quả thạch có vị ngọt đặc trưng chua chua man mát rõ ràng chẳng phải “cầu nối” cho bệnh viêm não.
Một sự trùng hợp: mùa vải chín gắn liền với sự trở về của loài chim tu hú di cư, nên có vùng dân quen gọi với cái tên thân thuộc - quả tu hú.
Mà chim tu hú thì đúng là một trong só loài chim mang mầm bệnh, tuy chim chẳng có biểu hiện gì.
Nguyên nhân & tên gọi
Gọi là Viên não Nhật Bản (VNNB) vì các nhà khoa học Nhật Bản đã lần đầu tiên (năm 1935) tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là một loại siêu vi (virus) thuộc nhóm B của một dòng có tên là Arbovirus. Cũng vì thế có khi gọi là viêm não B
Siêu vi VNNB-B sống trong thiên nhiên ở các loài chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy... muỗi chích hút máu chim nhiễm siêu vi rồi chích truyền bệnh sang người, chủ yếu là trẻ em và gia súc như heo, bò, ngựa, dê, đặc biệt là heo (lợn).
Tuy nhiên, không phải loài muỗi nào cũng truyền được bệnh mà chủ yếu là muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.
VN Nhật Bản tăng cao trong mùa nóng.
Đường truyền bệnh VNNB
Ở nước ta, loài muỗi Culex này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những mùa nóng tháng 5-7.
Muỗi thích hút máu gia súc, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và người.
Muỗi đẻ trứng trong các vũng nước đọng, ao vườn ruộng nước, mương máng. Những năm nắng nóng kéo dài làm cho loại muỗi này sinh sôi, phát triển mạnh hơn nên bệnh VNNB-B tăng nhiều hơn.
Tuy cùng bị nhiễm siêu vi VNNB-B nhưng chim sẽ không bị mắc bệnh, heo cũng bị nhiễm dạng tiềm tàng nhưng người thì có thể bị viêm não.
Muỗi Culex
Cách gây bệnh của virus
Đầu tiên, virus gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của lợn, nó sẽ hút theo các virus. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền virus viêm não Nhật Bản (VNNB) đến một vật chủ khác, thông thường là lợn. Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh. Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7.
Bệnh không truyền từ người này sang người khác. Việc ăn thịt lợn nhiễm virus này cũng không làm lây bệnh.
Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh
& di chứng
Trẻ mắc bệnh thường có những hiện tượng sốt cao, đến 39-40 độ C, xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè nhiều đàm nhớt, nôn mửa và mê man.
Trẻ có thể chết do suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: bại liệt, cấm khẩu không nói được, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn như: run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh...
tỉ lệ trẻ VNNB-B bị di chứng khá cao: có đến 80% trẻ khỏi bệnh bị những di chứng TK-tâm thần, có khi vĩnh viễn
Chăm sóc, điều trị
Ðến nay, VNNB cũng như nhiều bệnh do siêu vi gây ra khác là bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Ðiều trị chủ yếu là làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạcn, nhiễm trùng.
Sau đó thì điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình nên diệt muỗi, ngủ màn, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sintrio
Giữ cho trẻ không bị cảm cúm trong giai đoạn chuyển mùa. Khi trẻ mắc bệnh phải chăm sóc kỹ: giữ ấm, uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng, khi trẻ bị tiêu chảy phải cách ly để tránh lây bệnh sang người khác.
Biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ.
Vắc xin viêm não B được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhắc lại sau một tuần, tiêm mũi thứ 3 sau một năm và có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi,
Đặc biệt các vùng có nguy cơ cao trẻ 1-5 tuổi được tiêm phòng viêm não Nhật Bản miễn phí.
Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được vắc xin viêm não Nhật Bản đạt tiêu chuẩn của Y tế thế giới. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não hàng năm để phòng tránh bệnh
Vắc xin phòng V N B
KẾT LUẬN
Bệnh viêm não NB rất nguy hiểm, trẻ em hay mắc trong mùa nắng nóng.
Bệnh do virus và đường lây là muỗi Culex
Bệnh chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vacxin đặc hiệu.
VS môi trường, diệt muỗi, chống muỗi đốt và tiêm chủng có thể khống chế, ngăn ngừa dịch bệnh này
Sưu tầm & biên soạn : BS-TTƯT Phạm Huy Hoạt - 6/2011
Viêm não B
Liên quan Mùa viêm não – Mùa Tu hú
-Mùa Vải thiều ?
Nguyên nhân – đề phòng ?
Bệnh nguy hiểm liên quan mùa vụ
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh có liên quan trùng hợp với “mùa tu hú”, mùa vải thiều nên có thời kỳ người ta sợ ăn vải thiều sẽ mắc bệnh (?!)
Sự trùng hợp ?
Mùa hè là mùa thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh do nhiệt độ thích hợp với các loài muỗi và kèm theo mưa làm cho bọ gậy phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó mùa hè nóng nực nên khi nằm ngủ chủ quan không buông màn, tạo điều kiện cho muỗi dễ dàng đốt người.
Ở Việt Nam, loài muỗi Culex sinh sản mạnh nhất vào mùa hè, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 7.
Vải thiều, đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Quả vải, loại quả thạch có vị ngọt đặc trưng chua chua man mát rõ ràng chẳng phải “cầu nối” cho bệnh viêm não.
Một sự trùng hợp: mùa vải chín gắn liền với sự trở về của loài chim tu hú di cư, nên có vùng dân quen gọi với cái tên thân thuộc - quả tu hú.
Mà chim tu hú thì đúng là một trong só loài chim mang mầm bệnh, tuy chim chẳng có biểu hiện gì.
Nguyên nhân & tên gọi
Gọi là Viên não Nhật Bản (VNNB) vì các nhà khoa học Nhật Bản đã lần đầu tiên (năm 1935) tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là một loại siêu vi (virus) thuộc nhóm B của một dòng có tên là Arbovirus. Cũng vì thế có khi gọi là viêm não B
Siêu vi VNNB-B sống trong thiên nhiên ở các loài chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy... muỗi chích hút máu chim nhiễm siêu vi rồi chích truyền bệnh sang người, chủ yếu là trẻ em và gia súc như heo, bò, ngựa, dê, đặc biệt là heo (lợn).
Tuy nhiên, không phải loài muỗi nào cũng truyền được bệnh mà chủ yếu là muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.
VN Nhật Bản tăng cao trong mùa nóng.
Đường truyền bệnh VNNB
Ở nước ta, loài muỗi Culex này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những mùa nóng tháng 5-7.
Muỗi thích hút máu gia súc, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và người.
Muỗi đẻ trứng trong các vũng nước đọng, ao vườn ruộng nước, mương máng. Những năm nắng nóng kéo dài làm cho loại muỗi này sinh sôi, phát triển mạnh hơn nên bệnh VNNB-B tăng nhiều hơn.
Tuy cùng bị nhiễm siêu vi VNNB-B nhưng chim sẽ không bị mắc bệnh, heo cũng bị nhiễm dạng tiềm tàng nhưng người thì có thể bị viêm não.
Muỗi Culex
Cách gây bệnh của virus
Đầu tiên, virus gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của lợn, nó sẽ hút theo các virus. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền virus viêm não Nhật Bản (VNNB) đến một vật chủ khác, thông thường là lợn. Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh. Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7.
Bệnh không truyền từ người này sang người khác. Việc ăn thịt lợn nhiễm virus này cũng không làm lây bệnh.
Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh
& di chứng
Trẻ mắc bệnh thường có những hiện tượng sốt cao, đến 39-40 độ C, xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè nhiều đàm nhớt, nôn mửa và mê man.
Trẻ có thể chết do suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: bại liệt, cấm khẩu không nói được, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn như: run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh...
tỉ lệ trẻ VNNB-B bị di chứng khá cao: có đến 80% trẻ khỏi bệnh bị những di chứng TK-tâm thần, có khi vĩnh viễn
Chăm sóc, điều trị
Ðến nay, VNNB cũng như nhiều bệnh do siêu vi gây ra khác là bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Ðiều trị chủ yếu là làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạcn, nhiễm trùng.
Sau đó thì điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình nên diệt muỗi, ngủ màn, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sintrio
Giữ cho trẻ không bị cảm cúm trong giai đoạn chuyển mùa. Khi trẻ mắc bệnh phải chăm sóc kỹ: giữ ấm, uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng, khi trẻ bị tiêu chảy phải cách ly để tránh lây bệnh sang người khác.
Biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ.
Vắc xin viêm não B được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhắc lại sau một tuần, tiêm mũi thứ 3 sau một năm và có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi,
Đặc biệt các vùng có nguy cơ cao trẻ 1-5 tuổi được tiêm phòng viêm não Nhật Bản miễn phí.
Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được vắc xin viêm não Nhật Bản đạt tiêu chuẩn của Y tế thế giới. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não hàng năm để phòng tránh bệnh
Vắc xin phòng V N B
KẾT LUẬN
Bệnh viêm não NB rất nguy hiểm, trẻ em hay mắc trong mùa nắng nóng.
Bệnh do virus và đường lây là muỗi Culex
Bệnh chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vacxin đặc hiệu.
VS môi trường, diệt muỗi, chống muỗi đốt và tiêm chủng có thể khống chế, ngăn ngừa dịch bệnh này
Sưu tầm & biên soạn : BS-TTƯT Phạm Huy Hoạt - 6/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 349,83KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)