Bệnh tay chân miệng

Chia sẻ bởi Phạm Đông Vũ | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: bệnh tay chân miệng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


BS CKI Khương Minh Đạo

Trưởng phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ
Trung tâm Y tế thành phố Tam Kỳ
Giám sát và phòng chống
bệnh tay- chân - miệng (TCM)
(Hand, Foot and Mouth Disease- HFMD)
(Quy?t d?nh s? 1732 /QD-BYT
ng�y 16 /5/2008 c?a B? tru?ng B? Y t?)

Vì sao gọi là bệnh Tay chân Miệng?
Bệnh thường có biểu hiện tổn thương ở tay, chân và miệng
- Tay: phỏng nước lòng bàn tay
- Chân: phỏng nước lòng làn chân
- Miệng: loét, phỏng nước miệng, lợi lưỡi.
Phân bố của bệnh

Bệnh TCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới.
Năm 1969: phát hiện tại California, Mỹ, úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Bungary, Hungary.
Vào những năm 1998 - 1999: tại các quốc gia châu A như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương và 78 trẻ đã tử vong.
Phân bố của bệnh

Trong thời gian gần đây dịch TCM chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam á
Tại Việt Nam, bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước; thường gây dịch tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.
Tình hình bệnh TCM
Bệnh tay chân miệng đã từng xảy ra thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới:
Australia (1980)
Bungari (1975)
Hungari (1978)
Malasia (1997)
Đài Loan (1998)
Singapore (1997)
Nhật (1997)
Hồng kong , Thai lan, Philipin; Srilanka; Trung quốc; Mỹ . . .
Ca bệnh tại Quảng Nam đến 21/8/2011
Ca bệnh tại Tam Kỳ đến 22/8/2011
Đặc điểm chung của bệnh

Bệnh TCM là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Tác nhân gây bệnh

Bệnh TCM do nhóm vi rút đường ruột, phổ biến là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.
Bệnh TCM do các chủng enterovirus khác, thường ở thể nhẹ, ít có biến chứng; do Enterovirus 71 nguy hiểm hơn, thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Nguồn lây, đường lây và thời kỳ lây truyền

Nguồn bệnh: là người bệnh, người lành mang vi rút trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.
Đường lây: đường tiêu hóa
Thời gian lây nhiễm: từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.
Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

Mọi người đều có cảm nhiễm với vi rút gây bệnh TCM , không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm tỉ lệ cao ở trẻ em dưới 5 tuổi, thể bệnh nặng thường gặp ở trẻ < 3 tuổi.
LAM SANG & DIEU TRI
QD so 1732 /QD-BYT ngày 16 /5/2008 c?a B? tru?ng B? Y t?
Lâm sàng:
1. Thời kỳ ủ bệnh TCM : Từ 3 đến 7 ngày.
2. Thời kỳ khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
3. giai đoạn toàn phát:
Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
sốt nhẹ.
nôn.
nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
4. Giai đoạn lui bệnh:
Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Các thể lâm sàng:
- thể tối cấp: bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
- thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- thể không điển hình: dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
Tay chân miệng gợi ý tác nhân EV 71
Hình ảnh điển hình
HFMD ON HAND
Vài hình ảnh hội chứng Tay-Chân-Miệng
BIẾN CHỨNG
- Viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp
- Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ
- Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Ban: rubella
Dị ứng
Thủy đậu
Nhiễm trùng da
DIỄN TIẾN
Giai đoạn 1:
Tay chân miệng hay loét miệng
Giai đoạn 2:
Có ảnh hưởng đến hệ thống TKTW
Giai đọan 3:
Suy hô hấp tuần hoàn
Tăng HA, phù phổi
Hạ huyết áp
Giai đoạn 4: hồi phục

ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc:
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị dựa trên nguyên tắc: Điều trị triệu chứng, nâng đề kháng cơ thể, dự phòng và điều trị biến chứng.
Phát hiện sớm quyết định giảm tỷ lệ tử vong và di chứng
Điều chỉnh điện giải, điều trị hạ đường huyết nếu có.
Chống phù não, chống co giật
Bảo đảm thông đường thở
Phát hiện và điầu trị bội nhiễm
Tiêu chuẩn xét nghiệm

Các trường hợp được chẩn đoán xác định khi có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với vi rút (Coxsackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16), Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5), Enterovirus 71)
Bệnh phẩm để xác định
nguyên nhân gây bệnh


Mô tử thiết (khó thực hiện)

Huyết thanh: tìm kháng thể IgM kháng EV71 (IgM-ELISA, kit Oncoprobe,phản ứng chéo với các Enterovirus khác ?)

Dịch não tủy (ít gặp VNNB hoặc EV 71)

Phân

Ph?ng nước
6. Dich mịi, h�u, h�ng
Thu thập, vận chuyển và bảo quản
bệnh phẩm

Loại bệnh phẩm:
* Mẫu phân: phân lập vi rút
* Dịch ngoáy họng hoặc dịch nốt phỏng: Xác định RNA của vi rút
* Máu phát hiện kháng thể IgM
*Thời gian lấy mẫu
Càng sớm càng tốt, ngay sau khi xuất hiện nốt phỏng.
Yêu cầu: <= 3 ngày kể từ khi khởi bệnh
Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm
Hướng dẫn giám sát bệnh tay-chân-miệng

Định nghĩa ca bệnh:

Trẻ em dưới 15 tuổi với các biển hiện:
* Sốt (>37,5oC);
* Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi lưỡi) và/hoặc
* Phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.
Các biện pháp
phòng chống dịch

1. Định nghĩa dịch
Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2 ca lâm sàng trở lên (trong đó có ít nhất 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày.
Nguyên tắc phòng bệnh TCM


Bệnh TCM chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu; chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm vi rút do đó nguyên tắc phòng chống dịch quan trọng là:
* Phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử lý và điều trị kịp thời.
* Cách ly ngay các trường hợp mắc, không để lây lan ra cộng đồng.
* Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nâng cao thể trạng.
* Làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết của bệnh nhân tay-chân-miệng
*Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước.
Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.
*Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện sốt, xuất hiện loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, y tế xử lý kịp thời.
* Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường "phân-miệng" khác như ăn chín, uống sôi.
* Làm sạch các dụng cụ, vật dụng thường xuyên sờ mó của trẻ, nhà vệ sinh bằng nước và xà phòng, sau đó lau bằng chloramin B 2% hàng ngày;
Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bị nhiễm dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng và lau bằng chloramin B 2%.
Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc: ngâm, tráng nước sôi trước sử dụng.
. Thường xuyên làm thông gió lớp học.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
Tại gia đình bệnh nhân

Bệnh nhân phải được cách ly.
Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như: rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,5oC), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân ph?i đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan sang người khác.
Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng chloramin B;
* Quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%;
* Đối với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.
* Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.
* Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay-chân-miệng, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi,...
* Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.
Tại gia đình bệnh nhân
Tại các cơ sở
điều trị bệnh nhân
[
Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện:
* Rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay.
* Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
Đối với cộng đồng

*Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là những phụ huynh học sinh, người làm công tác hậu cần ở nhà trường các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống bệnh TCM
* Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hàng ngày.
* Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch chloraminB 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
Đối với cộng đồng

* Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan
* Khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
XIN CẢM ƠN QUÍ VỊ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đông Vũ
Dung lượng: 3,41MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)