Benh cum a

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Thuý | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: benh cum a thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU ĐỐC
TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ
TẬP HUẤN
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A (H1N1) TRONG TRƯỜNG HỌC

Châu Đốc, ngày 12/9/2009
PHÒNG CHỐNG CÚM A/H1N1 TRONG TRƯỜNG HỌC
* Các văn bản chỉ đạo:
Kế hoạch hành động phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 trong các cơ sở giáo dục.
Công văn số 2675/UBND-VX của UBND tỉnh AG về việc PC cúm A/H1N1.
Kế hoạch phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục và đào tạo tỉnh AG vv phòng chống cúm A/H1N1 trong các cơ sở giáo dục.
I/. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH:
Bệnh cúm A(H1N1) là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, bệnh do 1 vi rút cúm A(H1N1) mới gây ra. Vi rút cúm mới này có các vật liệu di truyền do sự tái tổ hợp của các vi rút cúm lợn, cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người.
 Triệu chứng mắc bệnh do vi rút cúm mới giống với hội chứng cúm mùa, bệnh diễn từ nhẹ đến nặng: từ sốt, ho, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, đau người, dau đầu, rét run, mệt mỏi.
Bệnh cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây thành đại dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, các giở nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh.

Tỷ lệ lây càng mạnh khi tiếp xúc gần, đặc biệt nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ,…
Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Ca bệnh nghi ngờ:
Là ca bệng có biểu hiện sốt (thường 38 độ C) kèm theo một trong các triệu chứng về hô hấp: viêm long đường hô hấp, đau họng, ho và có yếu tố dịch tễ liên quan; khởi bệnh trong vòng 7 ngày có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định, hoặc đã đến hoặc đã sống tại vùng phát bệnh cúm A(H1N1).
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1. Giáo dục sức khỏe vệ sinh cá nhân và phòng lây truyền bệnh qua đường hô hấp.
2. Biện pháp dự phòng đặc hiệu.
3. Kiểm dịch y tế biên giới.
4. Các biện pháp xử lý ổ dịch:

10 khuyến cáo phòng chống cúm A(H1N1) trong trường học

Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây ra.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng.
Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh.
4. Nh÷ng ng­êi m¾c bÖnh m¹n tÝnh, phô n÷ mang thai, ng­êi giµ, trÎ em cÇn tr¸nh tiÕp xóc víi ng­êi nghi ngê m¾c bÖnh.
5. T¨ng c­êng vÖ sinh c¸ nh©n, th­êng xuyªn röa tay b»ng xµ phßng, che miÖng vµ mòi khi ho, h¾t h¬i.
6. Häc sinh, sinh viªn vµ nh©n viªn tù theo dâi søc kháe hµng ngµy, nÕu cã biÓu hiÖn sèt, ho, ®au häng th× th«ng b¸o cho Ban gi¸m hiÖu, y tÕ ®Þa ph­¬ng.
7. Tránh tiếp xúc với người b? cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
8. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
9. Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
10 Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu.... Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

HÃY PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH
CÚM A(H1N1) TRONG TRƯỜNG HỌC
( dành cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên )
NHỮNG VIỆC HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁN BỘ VÀ GIÁO VIÊN CẦN THỰC HIỆN
Vệ sinh cá nhân
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mũi, miệng. Súc miệng, họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất là che bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
Tránh tiếp xúc với người bị bệnh cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên nếu được phát hiện các triệu chứng cúm khi đang ở nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang để hạn chế lây lan.
Vệ sinh môi trường thường xuyên
Thường xuyên lau nền nhà, bề mặt các đồ vật trong nhà, bàn ghế, dụng cụ học tập, các vật dụng hay tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ...
Không khạc, nhổ bừa bãi.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát lớp học, phòng làm việc, nơi ở; hạn chế hoặc không sử dụng điều hoà.
Vệ sinh
lớp học


Phát hiện sớm trường hợp nghi cúm

Giáo viên thực hiện phát hiện hàng ngày các trường hợp nghi cúm thông qua báo cáo, khai báo của học sinh hoặc đo thân nhiệt nếu có điều kiện.
Học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên nhà trường phải tự theo dõi sức khỏe hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có triệu chứng của bệnh thì chủ động nghỉ học ít nhất là 7 ngày.
Báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo nhà trường và cơ quan y tế để được khám, điều trị và tiến hành các biện pháp xử lý dịch kịp thời.


Gọi điện
thoại
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TRƯỜNG HỌC
Nhiệm vụ của nhà trường
1. Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường để chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống đại dịch cúm A(H1N1). Trưởng ban là Hiệu trưởng, các thành viên theo quy định của ngành giáo dục.
Nhiệm vụ của nhà trường
2. Nhiệm vụ cụ thể
Công tác tổ chức chỉ đạo:
Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch của nhà trường.
Kiện toàn, củng cố trạm/phòng y tế của nhà trường, dự kiến phương án cách ly. Phân công cán bộ theo dõi các tin tức cảnh báo về tình hình dịch bệnh.

Xác định đơn vị y tế địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát công tác phòng chống dịch của nhà trường

Nhiệm vụ của nhà trường
Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) theo quyết định của Ban Chỉ đạo cấp trên.
Xác định số điện thoại của Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường, thông báo cho Ban Chỉ đạo cấp trên, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn trường và các cơ quan liên quan.
Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch trong nhà trường. Báo cáo thường xuyên và khẩn cấp cho cơ quan y tế và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình phòng chống dịch tại trường.
Đánh giá, rút kinh nghiệm, chuẩn bị các điều kiện ứng phó với dịch .
Nhiệm vụ của nhà trường
Phát hiện bệnh và tổ chức cách ly :
Báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ cúm cho đơn vị y tế địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát công tác phòng chống dịch của nhà trường.
Khi có trường hợp cúm A(H1N1) đầu tiên, nhà trường phải thực hiện đúng các biện pháp cách ly và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan y tế để cách ly, xử lý ổ dịch và điều trị kịp thời.
Nhiệm vụ của nhà trường
Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thực hiện cách ly tại nhà trường, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cơ bản trong khu cách ly.
Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để xác định và theo dõi những trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời. Hướng dẫn cho học sinh, sinh viên có tiếp xúc với ca bệnh biết cách phát hiện, khai báo và phòng bệnh để tránh lây lan.
Liên hệ kịp thời với cha mẹ học sinh, sinh viên đang được cách ly để họ yên tâm và phối hợp cùng nhà trường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Nhiệm vụ của nhà trường
Đóng cửa trường học:
Thực hiện nghiêm túc việc đóng của trường học khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thông báo, quán triệt, tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về quyết định đóng cửa trường học.
Cung cấp danh sách địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên cho các cơ quan liên quan để tiếp tục theo dõi, giám sát dịch.
Nhiệm vụ của nhà trường
Thực hiện việc di chuyển cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Những cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên có dấu hiệu nghi ngờ hoặc được xác định là cúm không di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.
Nhiệm vụ của nhà trường
Mở cửa trường học trở lại:
Khi cấp có thẩm quyền quyết định mở cửa trường học trở lại, cần khẩn trương thực hiện các biện pháp làm sạch môi trường trường học.
Thông báo cho giáo viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ chỉ những học sinh, sinh viên không có triệu chứng cúm mới được đến trường.
Lập danh sách những học sinh, sinh viên chưa được đến trường vì phải tiếp tục theo dõi, giám sát, cách ly.
Tiếp tục tuyên truyền, theo dõi phát hiện ca bệnh.
Nhiệm vụ của nhà trường
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Hướng dẫn và kiểm tra cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trường lớp, ký túc xá, bếp ăn, căng tin, khu vệ sinh, chú ý các bề mặt, vật dụng hay tiếp xúc (tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn...).
Các khu vực vệ sinh phải có đủ nước sạch, xà phòng.
Nhiệm vụ của nhà trường
Hướng dẫn học sinh có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi đã tiếp xúc với người có nhiễm cúm đeo khẩu trang để hạn chế lây lan. Việc đeo khẩu trang hàng loạt thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Mở cửa thông thoáng lớp học, hội trường, phòng làm việc, nơi ở, bếp ăn...; hạn chế hoặc không sử dụng điều hòa.
Hạn chế hội họp, tập trung đông người khi không cần thiết.
Nhiệm vụ của nhà trường
Tuyên truyền, giáo dục phòng chống dịch:
Phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên biết và thực hiện nghiêm túc các quyết định về phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học.
Tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhà trường về công tác phòng chống cúm A(H1N1). Tổ chức giáo dục cho học sinh, sinh viên về bệnh cúm A(H1N1), các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các khuyến cáo phòng chống cúm A(H1N1) trong trường học và các hướng dẫn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Thông tin, tuyên truyền kịp thời về tình hình và các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên.
Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên
Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh (sốt trên 380C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi) thì thông báo cho nhà trường, cơ quan y tế trường học hoặc địa phương để được tư vấn, khám xác định và thực hiện cách ly khi cần thiết.
Hàng ngày giáo viên tiết đầu hoặc giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi nhận, theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi cúm qua khai báo của học sinh hoặc đo thân nhiệt nếu có điều kiện. Báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo nhà trường và cơ quan y tế để tiến hành khám, chẩn đoán xác định và tiến hành các biện pháp xử lý dịch kịp thời.
Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên
Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh (qua sổ liên lạc, điện thoại...) để phát hiện các trường hợp con, em nghỉ học do mắc bệnh có các triệu chứng như cúm.
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên mũi, miệng và dụi mắt. Súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là che bằng khăn vải hoặc khăn giấy sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Không khạc nhổ bừa bãi. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi phải tiếp xúc với người bệnh hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ cúm cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét.
Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên
Tham gia tích cực các hoạt động vệ sinh môi trường tại nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho gia đình và cộng đồng.
Tích cực tham gia phòng chống dịch khi được nhà trường huy động.
GIÁO ÁN CHO GIÁO VIÊN
Bệnh cúm A(H1N1)
1. Bệnh cúm A(H1N1)là gì?
-Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên.
- Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh
2. Đường lây truyền ra sao?
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng.
- Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh.
Bệnh cúm A(H1N1)
3. Biểu hiện bệnh như thế nào ?
B?nh cĩ tri?u ch?ng gi?ng c�m m�a nhu:
- S?t tr�n 38oC, dau h?ng, ho;
- S? mui, dau d?u ho?c dau co, m?t m?i, nơn, ti�u ch?y.
B?nh cĩ th? di?n bi?n n?ng g�y vi�m ph?i suy hơ h?p v� d?n d?n t? vong.
Các biện pháp phòng
1.Vệ sinh cá nhân
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mũi, miệng. Súc miệng, họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất là che bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
Tránh tiếp xúc với người bị bệnh cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Các biện pháp phòng
2.Vệ sinh môi trường thường xuyên
Thường xuyên lau nền nhà, bề mặt các đồ vật trong nhà, bàn ghế, dụng cụ học tập, các vật dụng hay tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ...
Không khạc, nhổ bừa bãi.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát lớp học, phòng làm việc, nơi ở; hạn chế hoặc không sử dụng điều hoà.
Các biện pháp phòng
3.Phát hiện sớm bệnh cúm
Phải tự theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau họng…) thì không đến trường, đồng thời gia đình thông báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu, y tế địa phương để được tư vấn.
Nếu phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly vào phòng riêng, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học để xử lý kịp thời, tránh lây lan




Gọi điện
thoại
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
Chú ý:
Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 01 phút.
Các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.
“Học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch không để dịch lây lan trong trường học và cộng đồng.”
CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Thuý
Dung lượng: 3,99MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)