BC tham luan day 2 buoi va ban tru
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghĩa |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: BC tham luan day 2 buoi va ban tru thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Báo cáo tham luận
TỔ CHỨC DẠY HỌC
2 BUỔI/ NGÀY, BÁN TRÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỘC HÓA
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt ở bậc học trung học cơ sở.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết. Với phương châm của giáo dục tiểu học là “Học nhẹ nhàng – tự nhiên – hứng thú – hiệu quả” đòi hỏi những người làm công tác giáo dục không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phương châm này vận dụng triệt để vào việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tránh dạy học nặng nề, gây áp lực cho học sinh.
BÁO CÁO THAM LUẬN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY, BÁN TRÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỘC HÓA- HUYỆN MỘC HÓA- TỈNH LONG AN
THỰC TRẠNG
Trường Tiểu học Thị Trấn Mộc Hóa thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày từ năm học 1996-1997. Thời gian ấy chỉ tổ chức được 30% trên tổng số các lớp học với loại hình bán trú do xuất phát từ nhận thức được tính ưu việt của mô hình dạy học 2 buổi/ngày, ban giám hiệu nhà trường đã mạnh dạn thực hiện thí điểm, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh làm việc cơ quan không yên tâm để con em ở nhà một mình khi không có người trông giữ.
THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm hoạt động đến năm học 2004-2005 trường đã tổ chức được 100% số lớp học 2 buổi/ngày, trong đó học sinh theo học loại hình bán trú chiếm 80%.
Trong những năm gần đây nhu cầu học bán trú ngày càng cao nên nhà trường tổ chức 100% số lớp học bán trú với tỉ lệ học sinh theo học đạt trên 98%.
Tổ chức học 2 buổi/ngày giáo viên có nhiều thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện học sinh có năng khiếu để tổ chức bồi dưỡng cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.
Thuận lợi
Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài tại lớp, không phải mang bài về nhà. Học sinh học đủ các môn học và đạt chất lượng cao đồng thời tiếp xúc với các môn tự chọn (ngoại ngữ, tin học), các môn học được phân bố hợp lý trong ngày, tuần.
Học sinh có điều kiện tham gia các hoạt độngtập thể, hoạt động ngoại khóa.Phụ huynh học sinh an tâm công tác khi đã gửi con vào học bán trú tại trường và đỡ vất vã phải kèm cập các em học tại nhà. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày giảm số học sinh tham gia vào các lớp học thêm bên ngoài nhà trường.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Như thiếu các phòng chức năng (ngoại ngữ…), thiếu giáo viên giảng dạyTiếng Anh, thể dục.
Khó khăn
Việc chi trả bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy buổi chiều còn rất thấp. Nhất là tổ chức loại hình bán trú, nhà trường không đủ kinh phí để chi trả lương giáo viên, nhân viên và mua sắm trang thiết bị dạy học.
Bếp ăn một chiều chưa được hoàn chỉnh, chưa có phòng ngủ riêng cho học sinh.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Tham mưu Sở GD&ĐT, UBND huyện, PGD&ĐT Mộc Hóa hỗ trợ kinh phí xây dựng và nâng cấp các phòng chức năng như: tin học, mỹ thuật, anh văn, trang bị và mua sắm các thiết bị như: đàn, giá vẽ, máy vi tính, bảng đa năng, bàn ghế đúng qui cách phát huy hình thức dạy học tích cực.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục xây dựng môi trường “Xanh – sạch - đẹp – an toàn” trong nhà trường. Xây dựng công viên cổ tích, thư viện xanh, thư viện lưu động, góc đọc sách, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh như: hệ thống rửa tay cho học sinh, xây dựng mô hình nhà vệ sinh, nhà ăn thân thiện, vẽ tranh tuyên truyền giáo dục đạo đức, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Trang trí và sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch đẹp, tạo góc thư viện, góc trò chơi dân gian, góc sáng tạo... trong lớp giúp các em có cảm giác thoải mái và xem lớp học như là phòng học tại gia đình.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Tham mưu với PGD&ĐT Mộc Hóa để được phân bổ giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Thể dục về trường. Ngoài ra nhà trường còn hợp đồng thêm giáo viên dạy Tiếng Anh đảm bảo dạy 100% các lớp từ khối 1 đến khối 5, hợp đồng giáo viên dạy võ thuật, erobic nhằm phát huy năng khiếu cho học sinh.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Tạo điều kiện giáo viên học nâng cao, tự học, tổ chức các chuyên đề, thao giảng, giao lưu học tập kinh nghiệm các đơn vị trong và ngoài huyện…
Tăng cường đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học sinh và thích ứng với điều kiện dạy học thực tế.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Giáo viên phải thực hiện việc dạy học cá thể hóa học sinh trong từng tiết dạy như: việc phân chia nhóm thực hành hoạt động theo nhóm đối tượng Giỏi- khá – trung bình – yếu và hướng dẫn kiến thức cho phù hợp với trình độ từng nhóm, cá nhân, tạo điều kiện cho các em được tự thể hiện mình, tăng cường trò chơi học tập tránh để học sinh thụ động trong giờ học.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Nâng cao năng lực tổ chức lớp học ngoài giờ cho đội ngũ giáo viên như khám phá thiên nhiên, thực hành mỹ thuật, thực hành ATGT, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm, chú trọng việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Phát huy vai trò của người quản lý trong công tác xây dựng kế hoạch dạy học sao cho khoa học, thiết thực, đạt hiệu quả không gây áp lực cho giáo viên giảng dạy và phải tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với loại hình bán trú còn đòi hỏi cán bộ, giáo viên chủ nhiệm cần có kiến thức cơ bản về sức khỏe, dinh dưỡng chính vì thế nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về dinh dưỡng và sức khỏe, mời chuyên viên trung tâm y tế về triển khai tập huấn tại trường.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Đối với Khối 1, Khối 2 mỗi tuần có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, Khối 3, Khối 4, Khối 5 có 1 tiết.
Dạy học 2 buổi/ngày cần phải đảm bảo đúng về nội dung và thời lượng dạy không quá 7 tiết/ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết). Buổi sáng chủ yếu thực hiện chương trình chính khóa, buổi chiều tập trung dạy các môn tự chọn (Tin học, Tiếng Anh), phát triển năng khiếu mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… Ngoài ra chú trọng đến các tiết hướng dẫn học môn Toán , Tiếng Việt nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
3. Xây dựng kế hoạch dạy học
2 buổi/ngày:
Tổ chức các hoạt động tập thể thông qua tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp ( GDNGLL ). Mỗi tuần, khối 1,2 có 2 tiết, khối lớp 3,4,5 có 1 tiết GDNGLL được xếp vào buổi chiều thứ hai và thứ sáu
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Nội dung hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của cấp học, phối hợp giữa các nội dung, hình thức hoạt động mang tính xã hội – chính trị, tính pháp luật, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật và hoạt động theo hứng thú sở thích của các em.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Các nội dung về giáo dục pháp luật ( Quyền trẻ em, ATGT . . . ), giáo dục môi trường, kĩ năng sống, Chữ thập đỏ, vệ sinh răng miệng, Giáo dục truyền thống Đội, truyền thống lịch sử địa phương, ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm . . . được lồng ghép vào các nội dung của các chủ điểm và thực hiện theo kế hoạch thời gian của từng lĩnh vực. ( có lịch hoạt động cụ thể theo tuần ).
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tham quan, lao động công ích phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Hoạt động này hỗ trợ cho học sinh được thực hành, luyện tập, được trực tiếp mắt thấy tai nghe những gì mà các em được thầy cô hướng dẫn, giảng dạy trên lớp.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Cụ thể : Ở khối lớp 1,2 vì tuổi còn nhỏ nên tổ chức 2 lần/ năm, tham quan các di tích lịch sử tại địa phương như đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, bia Chiến thắng Đồn ông Tờn, Núi đất, Phòng truyền thống Huyện Mộc Hoá. Sau buổi tham quan các em được bày tỏ cảm nhận với thầy cô, bạn bè, người thân. Khối 3, 4, 5 nhận chăm sóc đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, tổ chức lao động quét dọn quanh đền, lau chùi cửa sổ, bàn ghế, chăm sóc cây xanh… Thăm các di tích, viết cảm nhận và lời giới thiệu về các di tích lịch sử tại địa phương.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Tổ chức các chuyến tham quan xa như Đầm Sen, Suối Tiên, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi…học sinh được vui chơi giải trí, và tìm hiểu thêm các di tích lịch sử ở các địa phương.
Tổ chức giao lưu văn nghệ, vẽ tranh, viết thư làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22 / 12. Tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt của các chú, học tập và làm theo tấm gương chú bộ đội Cụ Hồ.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Chuẩn bị vào năm học mới, nhà trường tiến hành hợp đồng nhân viên cấp dưỡng. Đối tượng được hợp đồng là những thành viên đã qua lớp tập huấn ATVSTP, có sức khoẻ, có tâm với trẻ em.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Tiến hành tổng vệ sinh, sửa chữa và mua sắm các thiết bị, dụng cụ bếp ăn, nơi ngủ. Tổ chức lao động tổng vệ sinh nhà ăn, nạo vét cống rảnh… Tiến hành sinh hoạt đội ngũ cấp dưỡng phổ biến kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm, quán triệt công tác VSATTP…
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Kí hợp đồng với các cửa hàng thực phẩm chú trọng kí kết trách nhiệm VSATTP, tính khẩu phần ăn, tính mức thu chi trong ngày, tuần, tháng tránh thâm hụt tài chính trong năm.
Phân công thành viên làm công tác tiếp phẩm hàng ngày, giám sát bếp ăn tập thể từ khâu chế biến, phân chia thức ăn, lưu mẫu thực phẩm, quan sát học sinh ăn, ngủ đến khâu huỷ mẫu lưu thực phẩm ngày hôm sau.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Thực hiện sổ tiếp phẩm, sổ lưu và huỷ mẫu thức ăn, sổ thu chi hàng ngày, hàng tháng…
Đối với học sinh, nhà trường phối kết hợp với trạm y tế thị trấn khám sức khoẻ học sinh 2 lần/ năm vào đầu và cuối năm học. Hợp đồng bác sĩ nha khoa khám răng định kì cho học sinh. Hợp đồng nhân viên y tế trực xuyên suốt để xử lí sơ cứu ban đầu.
Tổ chức cho nhân viên cập nhật kiến thức về ATVSTP ( thông qua tài liệu tuyên truyền, sách báo, tham gia các lớp tập huấn do trung tâm y tế tổ chức ), khám sức khoẻ định kì.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Thực hiện tủ thuốc học đường có đủ các danh mục thuốc đúng theo qui định. Thường xuyên kiểm tra hạn sử dung thuốc.
Thực hiện vệ sinh phòng dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết,tiêu chảy…, giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân nhớ rửa tay thường xuyên và chải răng đúng phương pháp, ngồi học ngay ngắn tránh bệnh học đường…)
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm học 2012 – 2013, nhà trường tổ chức 25/25 lớp học 2 buổi/ ngày với loại hình bán trú, với số học sinh theo học 873/900 em chiếm tỉ lệ 97%. Số học sinh còn lại học 2 buổi / ngày.
Xã hội, phụ huynh và nhất là đội ngũ giáo viên và học sinh trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của việc học 2 buổi / ngày. Phụ huynh an tâm gửi con em vào học bán trú tại trường
Xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, hiệu quả dạy học được đánh giá cao.
Học sinh được tham gia vào môi trường học tập nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn thể hiện hết năng lực của bản thân, hứng thú học tập và tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Kĩ năng thích ứng với điều kiện môi trường và kĩ năng ứng xử và giao tiếp của học sinh được hình thành và phát triển tốt.
Mô hình lớp học, nhà ăn, nhà vệ sinh thân thiện và các góc thư giãn trong sân trường đã giúp học sinh cảm thấy môi trường học tập, sinh hoạt ở trường gần gũi và dễ mến hơn đối với các em. Chính vì thế các em tham gia đầy đủ các buổi học chính khoá cũng như ngoại khoá.
Chất lượng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh ngày càng được cải tiến, chỉ số cân nặng và chiều cao được tăng lên qua những đợt kiểm tra sức khoẻ trong năm.
Chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, năm học 2011 – 2012 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiến tiến chiếm tỉ lệ 88,5%. Học sinh lên lớp thẳng đạt 99,8%. Đạt được nhiều giải cao cấp Huyện, Tỉnh trong các hội thi ATGT, vẽ tranh, viết chữ đẹp, giải Toán và giải Tiếng anh trên internet, Tin học trẻ và giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện…
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương , các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về mục đích và ý nghĩa của việc dạy 2 buổi/ngày , đồng thời giúp họ thấy được trách nhiệm của mình với nhà trường .
Nhà trường phải đổi mới hình thức , phương pháp tổ chức , đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "dạy cách học" , cải tiến nội dung , chương trình phù hợp với hình thức dạy học 2 buổi/ngày ; phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm làm bước đột phá về chất lượng .
Tích cực tham mưu với Phòng Giáo dục , Ủy Ban Nhân Dân huyện, thị trấn và các lực lượng xã hội để tăng cường cơ sở vật chất trường học ( phòng học và bàn ghế) đáp ứng nhu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày .
Chú ý công tác đào tạo , bồi dưỡng giáo viên và giáo viên phải biết tự bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn , năng lực giảng dạy của chính bản thân để đáp ứng yêu cầu của dạy tiểu học 2 buổi/ngày là phải biết tổ chức đa dạng và phong phú các hoạt động dạy học và giáo dục .
ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
Xây dựng thêm phòng học để đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp theo quy định.
Nâng cấp, sửa chữa các phòng chức năng , trang cấp các thiết bị dạy học phục vụ việc dạy các môn Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc,Tiếng Anh...
Trang bị thêm bàn ghế đúng quy cách, nâng cấp bếp ăn một chiều, dựng xây phòng ngủ riêng biệt cho học sinh.
Hỗ trợ thêm kinh phí nâng mức thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác giảng dạy và làm việc trong các buổi chiều.
Tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, bán trú.
Trân trọng kính chào !
TỔ CHỨC DẠY HỌC
2 BUỔI/ NGÀY, BÁN TRÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỘC HÓA
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt ở bậc học trung học cơ sở.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết. Với phương châm của giáo dục tiểu học là “Học nhẹ nhàng – tự nhiên – hứng thú – hiệu quả” đòi hỏi những người làm công tác giáo dục không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phương châm này vận dụng triệt để vào việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tránh dạy học nặng nề, gây áp lực cho học sinh.
BÁO CÁO THAM LUẬN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY, BÁN TRÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỘC HÓA- HUYỆN MỘC HÓA- TỈNH LONG AN
THỰC TRẠNG
Trường Tiểu học Thị Trấn Mộc Hóa thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày từ năm học 1996-1997. Thời gian ấy chỉ tổ chức được 30% trên tổng số các lớp học với loại hình bán trú do xuất phát từ nhận thức được tính ưu việt của mô hình dạy học 2 buổi/ngày, ban giám hiệu nhà trường đã mạnh dạn thực hiện thí điểm, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh làm việc cơ quan không yên tâm để con em ở nhà một mình khi không có người trông giữ.
THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm hoạt động đến năm học 2004-2005 trường đã tổ chức được 100% số lớp học 2 buổi/ngày, trong đó học sinh theo học loại hình bán trú chiếm 80%.
Trong những năm gần đây nhu cầu học bán trú ngày càng cao nên nhà trường tổ chức 100% số lớp học bán trú với tỉ lệ học sinh theo học đạt trên 98%.
Tổ chức học 2 buổi/ngày giáo viên có nhiều thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện học sinh có năng khiếu để tổ chức bồi dưỡng cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.
Thuận lợi
Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài tại lớp, không phải mang bài về nhà. Học sinh học đủ các môn học và đạt chất lượng cao đồng thời tiếp xúc với các môn tự chọn (ngoại ngữ, tin học), các môn học được phân bố hợp lý trong ngày, tuần.
Học sinh có điều kiện tham gia các hoạt độngtập thể, hoạt động ngoại khóa.Phụ huynh học sinh an tâm công tác khi đã gửi con vào học bán trú tại trường và đỡ vất vã phải kèm cập các em học tại nhà. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày giảm số học sinh tham gia vào các lớp học thêm bên ngoài nhà trường.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Như thiếu các phòng chức năng (ngoại ngữ…), thiếu giáo viên giảng dạyTiếng Anh, thể dục.
Khó khăn
Việc chi trả bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy buổi chiều còn rất thấp. Nhất là tổ chức loại hình bán trú, nhà trường không đủ kinh phí để chi trả lương giáo viên, nhân viên và mua sắm trang thiết bị dạy học.
Bếp ăn một chiều chưa được hoàn chỉnh, chưa có phòng ngủ riêng cho học sinh.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Tham mưu Sở GD&ĐT, UBND huyện, PGD&ĐT Mộc Hóa hỗ trợ kinh phí xây dựng và nâng cấp các phòng chức năng như: tin học, mỹ thuật, anh văn, trang bị và mua sắm các thiết bị như: đàn, giá vẽ, máy vi tính, bảng đa năng, bàn ghế đúng qui cách phát huy hình thức dạy học tích cực.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục xây dựng môi trường “Xanh – sạch - đẹp – an toàn” trong nhà trường. Xây dựng công viên cổ tích, thư viện xanh, thư viện lưu động, góc đọc sách, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh như: hệ thống rửa tay cho học sinh, xây dựng mô hình nhà vệ sinh, nhà ăn thân thiện, vẽ tranh tuyên truyền giáo dục đạo đức, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Trang trí và sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch đẹp, tạo góc thư viện, góc trò chơi dân gian, góc sáng tạo... trong lớp giúp các em có cảm giác thoải mái và xem lớp học như là phòng học tại gia đình.
1/ Xây dựng cơ sở vật chất:
Tham mưu với PGD&ĐT Mộc Hóa để được phân bổ giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Thể dục về trường. Ngoài ra nhà trường còn hợp đồng thêm giáo viên dạy Tiếng Anh đảm bảo dạy 100% các lớp từ khối 1 đến khối 5, hợp đồng giáo viên dạy võ thuật, erobic nhằm phát huy năng khiếu cho học sinh.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Tạo điều kiện giáo viên học nâng cao, tự học, tổ chức các chuyên đề, thao giảng, giao lưu học tập kinh nghiệm các đơn vị trong và ngoài huyện…
Tăng cường đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học sinh và thích ứng với điều kiện dạy học thực tế.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Giáo viên phải thực hiện việc dạy học cá thể hóa học sinh trong từng tiết dạy như: việc phân chia nhóm thực hành hoạt động theo nhóm đối tượng Giỏi- khá – trung bình – yếu và hướng dẫn kiến thức cho phù hợp với trình độ từng nhóm, cá nhân, tạo điều kiện cho các em được tự thể hiện mình, tăng cường trò chơi học tập tránh để học sinh thụ động trong giờ học.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Nâng cao năng lực tổ chức lớp học ngoài giờ cho đội ngũ giáo viên như khám phá thiên nhiên, thực hành mỹ thuật, thực hành ATGT, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm, chú trọng việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Phát huy vai trò của người quản lý trong công tác xây dựng kế hoạch dạy học sao cho khoa học, thiết thực, đạt hiệu quả không gây áp lực cho giáo viên giảng dạy và phải tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với loại hình bán trú còn đòi hỏi cán bộ, giáo viên chủ nhiệm cần có kiến thức cơ bản về sức khỏe, dinh dưỡng chính vì thế nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về dinh dưỡng và sức khỏe, mời chuyên viên trung tâm y tế về triển khai tập huấn tại trường.
2/ Xây đựng đội ngũ giáo viên:
Đối với Khối 1, Khối 2 mỗi tuần có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, Khối 3, Khối 4, Khối 5 có 1 tiết.
Dạy học 2 buổi/ngày cần phải đảm bảo đúng về nội dung và thời lượng dạy không quá 7 tiết/ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết). Buổi sáng chủ yếu thực hiện chương trình chính khóa, buổi chiều tập trung dạy các môn tự chọn (Tin học, Tiếng Anh), phát triển năng khiếu mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… Ngoài ra chú trọng đến các tiết hướng dẫn học môn Toán , Tiếng Việt nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
3. Xây dựng kế hoạch dạy học
2 buổi/ngày:
Tổ chức các hoạt động tập thể thông qua tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp ( GDNGLL ). Mỗi tuần, khối 1,2 có 2 tiết, khối lớp 3,4,5 có 1 tiết GDNGLL được xếp vào buổi chiều thứ hai và thứ sáu
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Nội dung hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của cấp học, phối hợp giữa các nội dung, hình thức hoạt động mang tính xã hội – chính trị, tính pháp luật, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật và hoạt động theo hứng thú sở thích của các em.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Các nội dung về giáo dục pháp luật ( Quyền trẻ em, ATGT . . . ), giáo dục môi trường, kĩ năng sống, Chữ thập đỏ, vệ sinh răng miệng, Giáo dục truyền thống Đội, truyền thống lịch sử địa phương, ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm . . . được lồng ghép vào các nội dung của các chủ điểm và thực hiện theo kế hoạch thời gian của từng lĩnh vực. ( có lịch hoạt động cụ thể theo tuần ).
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tham quan, lao động công ích phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Hoạt động này hỗ trợ cho học sinh được thực hành, luyện tập, được trực tiếp mắt thấy tai nghe những gì mà các em được thầy cô hướng dẫn, giảng dạy trên lớp.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Cụ thể : Ở khối lớp 1,2 vì tuổi còn nhỏ nên tổ chức 2 lần/ năm, tham quan các di tích lịch sử tại địa phương như đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, bia Chiến thắng Đồn ông Tờn, Núi đất, Phòng truyền thống Huyện Mộc Hoá. Sau buổi tham quan các em được bày tỏ cảm nhận với thầy cô, bạn bè, người thân. Khối 3, 4, 5 nhận chăm sóc đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, tổ chức lao động quét dọn quanh đền, lau chùi cửa sổ, bàn ghế, chăm sóc cây xanh… Thăm các di tích, viết cảm nhận và lời giới thiệu về các di tích lịch sử tại địa phương.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Tổ chức các chuyến tham quan xa như Đầm Sen, Suối Tiên, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi…học sinh được vui chơi giải trí, và tìm hiểu thêm các di tích lịch sử ở các địa phương.
Tổ chức giao lưu văn nghệ, vẽ tranh, viết thư làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22 / 12. Tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt của các chú, học tập và làm theo tấm gương chú bộ đội Cụ Hồ.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá:
Chuẩn bị vào năm học mới, nhà trường tiến hành hợp đồng nhân viên cấp dưỡng. Đối tượng được hợp đồng là những thành viên đã qua lớp tập huấn ATVSTP, có sức khoẻ, có tâm với trẻ em.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Tiến hành tổng vệ sinh, sửa chữa và mua sắm các thiết bị, dụng cụ bếp ăn, nơi ngủ. Tổ chức lao động tổng vệ sinh nhà ăn, nạo vét cống rảnh… Tiến hành sinh hoạt đội ngũ cấp dưỡng phổ biến kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm, quán triệt công tác VSATTP…
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Kí hợp đồng với các cửa hàng thực phẩm chú trọng kí kết trách nhiệm VSATTP, tính khẩu phần ăn, tính mức thu chi trong ngày, tuần, tháng tránh thâm hụt tài chính trong năm.
Phân công thành viên làm công tác tiếp phẩm hàng ngày, giám sát bếp ăn tập thể từ khâu chế biến, phân chia thức ăn, lưu mẫu thực phẩm, quan sát học sinh ăn, ngủ đến khâu huỷ mẫu lưu thực phẩm ngày hôm sau.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Thực hiện sổ tiếp phẩm, sổ lưu và huỷ mẫu thức ăn, sổ thu chi hàng ngày, hàng tháng…
Đối với học sinh, nhà trường phối kết hợp với trạm y tế thị trấn khám sức khoẻ học sinh 2 lần/ năm vào đầu và cuối năm học. Hợp đồng bác sĩ nha khoa khám răng định kì cho học sinh. Hợp đồng nhân viên y tế trực xuyên suốt để xử lí sơ cứu ban đầu.
Tổ chức cho nhân viên cập nhật kiến thức về ATVSTP ( thông qua tài liệu tuyên truyền, sách báo, tham gia các lớp tập huấn do trung tâm y tế tổ chức ), khám sức khoẻ định kì.
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
Thực hiện tủ thuốc học đường có đủ các danh mục thuốc đúng theo qui định. Thường xuyên kiểm tra hạn sử dung thuốc.
Thực hiện vệ sinh phòng dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết,tiêu chảy…, giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân nhớ rửa tay thường xuyên và chải răng đúng phương pháp, ngồi học ngay ngắn tránh bệnh học đường…)
5. Tổ chức các hoạt động bán trú, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh :
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm học 2012 – 2013, nhà trường tổ chức 25/25 lớp học 2 buổi/ ngày với loại hình bán trú, với số học sinh theo học 873/900 em chiếm tỉ lệ 97%. Số học sinh còn lại học 2 buổi / ngày.
Xã hội, phụ huynh và nhất là đội ngũ giáo viên và học sinh trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của việc học 2 buổi / ngày. Phụ huynh an tâm gửi con em vào học bán trú tại trường
Xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, hiệu quả dạy học được đánh giá cao.
Học sinh được tham gia vào môi trường học tập nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn thể hiện hết năng lực của bản thân, hứng thú học tập và tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Kĩ năng thích ứng với điều kiện môi trường và kĩ năng ứng xử và giao tiếp của học sinh được hình thành và phát triển tốt.
Mô hình lớp học, nhà ăn, nhà vệ sinh thân thiện và các góc thư giãn trong sân trường đã giúp học sinh cảm thấy môi trường học tập, sinh hoạt ở trường gần gũi và dễ mến hơn đối với các em. Chính vì thế các em tham gia đầy đủ các buổi học chính khoá cũng như ngoại khoá.
Chất lượng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh ngày càng được cải tiến, chỉ số cân nặng và chiều cao được tăng lên qua những đợt kiểm tra sức khoẻ trong năm.
Chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, năm học 2011 – 2012 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiến tiến chiếm tỉ lệ 88,5%. Học sinh lên lớp thẳng đạt 99,8%. Đạt được nhiều giải cao cấp Huyện, Tỉnh trong các hội thi ATGT, vẽ tranh, viết chữ đẹp, giải Toán và giải Tiếng anh trên internet, Tin học trẻ và giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện…
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương , các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về mục đích và ý nghĩa của việc dạy 2 buổi/ngày , đồng thời giúp họ thấy được trách nhiệm của mình với nhà trường .
Nhà trường phải đổi mới hình thức , phương pháp tổ chức , đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "dạy cách học" , cải tiến nội dung , chương trình phù hợp với hình thức dạy học 2 buổi/ngày ; phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm làm bước đột phá về chất lượng .
Tích cực tham mưu với Phòng Giáo dục , Ủy Ban Nhân Dân huyện, thị trấn và các lực lượng xã hội để tăng cường cơ sở vật chất trường học ( phòng học và bàn ghế) đáp ứng nhu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày .
Chú ý công tác đào tạo , bồi dưỡng giáo viên và giáo viên phải biết tự bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn , năng lực giảng dạy của chính bản thân để đáp ứng yêu cầu của dạy tiểu học 2 buổi/ngày là phải biết tổ chức đa dạng và phong phú các hoạt động dạy học và giáo dục .
ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
Xây dựng thêm phòng học để đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp theo quy định.
Nâng cấp, sửa chữa các phòng chức năng , trang cấp các thiết bị dạy học phục vụ việc dạy các môn Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc,Tiếng Anh...
Trang bị thêm bàn ghế đúng quy cách, nâng cấp bếp ăn một chiều, dựng xây phòng ngủ riêng biệt cho học sinh.
Hỗ trợ thêm kinh phí nâng mức thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác giảng dạy và làm việc trong các buổi chiều.
Tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, bán trú.
Trân trọng kính chào !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghĩa
Dung lượng: 11,42MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)