Báu vật của Vua Hàm Nghi
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Báu vật của Vua Hàm Nghi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Báu vật của Vua Hàm Nghi
10/03/2007
Vua Hàm Nghi
Hơn 120 năm qua, không biết bao nhiêu người đã cố công kiếm tìm nhưng chưa ai thấy được những báu vật của Vua Hàm Nghi. Không ngờ rằng, một phần các báu vật lại được lưu giữ tại một vùng quê nghèo khó miền sơn cước.
Từ câu chuyện lịch sử, Vua Hàm Nghi và các triều thần yêu nước, rời kinh thành Huế ra các tỉnh miền núi phía bắc miền Trung, khởi hịch Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua, giúp nước chống Pháp từ năm 1885 đến 1888, trong dân gian từng lưu truyền nhiều giai thoại về các báu vật đức vua mang theo được cất giấu bí mật trên những nẻo đường .
Hơn 120 năm qua, không biết bao nhiêu người đã cố công kiếm tìm nhưng chưa ai thấy được những báu vật của Vua Hàm Nghi.
Không ngờ rằng, một phần các báu vật lại được lưu giữ tại một vùng quê nghèo khó miền sơn cước có tên gọi là thôn Phú Hòa, làng Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - nơi có thành Sơn Phòng từng được Vua Hàm Nghi đặt đại bản doanh “thủ đô kháng chiến” trong phong trào Cần Vương.
Những báu vật
Hơn 120 năm về trước, khi được hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phò lên làm vua, đức vua Hàm Nghi không thể ngờ rằng, những tháng năm vương triều tuy ngắn ngủi nhưng oanh liệt của mình, không chỉ để lại hình ảnh bất tử của vị quân vương yêu nước gắn liền với phong trào Cần Vương chống Pháp, mà còn làm cho lòng dạ nhân gian nhuốm màu huyền sử về những báu vật mà ngài mang theo trên những chặng đường kháng chiến nơi sơn dã vùng bắc miền Trung.
Từ trước đến nay, dù hao tổn công sức trong sự vô vọng, nhưng việc tìm kiếm báu vật đã diễn ra tại vùng rừng núi Minh Hóa, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, nơi được xem là căn cứ địa cuối cùng của Vua tôi Hàm Nghi. Không ai hay rằng, một số báu vật huyền thoại ấy lại được lưu giữ trong một ngôi làng hẻo lánh ở vùng Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, một địa danh giáp giới với hai huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa của đất Quảng Bình!
Tôi không bao giờ quên giây phút nhà thơ Võ Hồng Hải, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh, với nét mặt nghiêm trang nói với tôi:
- Hôm nay tôi và nhà văn Đức Ban - Giám đốc Sở sẽ dành cho anh một món quà năm mới Đinh Hợi. Đó là sẽ đưa anh đi gặp các báu vật của Vua Hàm Nghi ở huyện Hương Khê, mà ngay cả chúng tôi đây cũng chưa bao giờ được nhìn thấy!...
Hương Khê! Miền đất tôi đã in dấu chân 10 năm qua, chỉ với một ý niệm những mong tìm lại hình ảnh tháng năm thiếu sinh quân của người cha yêu dấu, lại là nơi cất giấu báu vật của Vua Hàm Nghi? Tôi không dám tin vào những gì anh Võ Hồng Hải nói! Nhưng mọi tồn nghi trong tôi đã bắt đầu chìm khuất dưới tiếng trống của dân làng Phú Gia vang lên khi xe đưa chúng tôi vượt qua đường Hồ Chí Minh, luồn sâu vào ngõ làng thôn xóm Phú Hòa.
Đón chúng tôi ngay từ trước ngõ, là một cụ già có khuôn mặt hiền từ trong tà áo dài tím. Cụ già làm tôi ngỡ ngàng như gặp lại một cựu binh Cần Vương hiện về giữa làng quê Phú Gia. Đó chính là Đạo chủ Trần Văn Nhung, 78 tuổi, người được dân làng Phú Gia giao phó trách nhiệm lưu giữ báu vật của Vua Hàm Nghi!
Ngôi mộ của vua Hàm Nghi ở làng Thonac (France)
Tôi bước vào ngôi nhà tranh vách nứa, cảm thấy sự linh thiêng khi nhận ra trên bàn thờ đơn sơ một bát hương nghi ngút khói và một linh ảnh Vua Hàm Nghi uy nghiêm.
Trước bàn thờ nhuốm màu huyền bí của miền sơn cước ấy, cụ Trần Văn Nhung cử hành những nghi lễ với tiếng chiêng thanh tao, tiếng trống u trầm, hòa quyện lời nguyện cầu linh thiêng, không phải cho gia đình, cũng không phải cho làng Phú Gia, mà cho quốc thái dân an.
Sau nghi lễ, cụ Trần Văn Nhung bước vào gian thờ, kính cẩn nâng trên tay một cặp song kiếm hoen bụi thời gian. Cặp kiếm dài chừng nửa mét, lưỡi kiếm sắt, chuôi gỗ chạm hình phượng sơn son. Một nỗi niềm xúc động dâng trào khi đôi tay tôi đón nhận cặp kiếm. Ôi đức vua Hàm Nghi! Vị quân vương yêu nước 120 năm trước đã từng cầm thanh kiếm này trên tay, khởi hịch Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và con dân đứng lên phò vua giúp nước đuổi giặc!
Dưới trướng của đức vua là đại thần Tôn Thất Thuyết, là anh hùng Phan Đình Phùng vang bóng thời gian bởi khí phách hùng cường ở căn cứ địa Vũ
10/03/2007
Vua Hàm Nghi
Hơn 120 năm qua, không biết bao nhiêu người đã cố công kiếm tìm nhưng chưa ai thấy được những báu vật của Vua Hàm Nghi. Không ngờ rằng, một phần các báu vật lại được lưu giữ tại một vùng quê nghèo khó miền sơn cước.
Từ câu chuyện lịch sử, Vua Hàm Nghi và các triều thần yêu nước, rời kinh thành Huế ra các tỉnh miền núi phía bắc miền Trung, khởi hịch Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua, giúp nước chống Pháp từ năm 1885 đến 1888, trong dân gian từng lưu truyền nhiều giai thoại về các báu vật đức vua mang theo được cất giấu bí mật trên những nẻo đường .
Hơn 120 năm qua, không biết bao nhiêu người đã cố công kiếm tìm nhưng chưa ai thấy được những báu vật của Vua Hàm Nghi.
Không ngờ rằng, một phần các báu vật lại được lưu giữ tại một vùng quê nghèo khó miền sơn cước có tên gọi là thôn Phú Hòa, làng Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - nơi có thành Sơn Phòng từng được Vua Hàm Nghi đặt đại bản doanh “thủ đô kháng chiến” trong phong trào Cần Vương.
Những báu vật
Hơn 120 năm về trước, khi được hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phò lên làm vua, đức vua Hàm Nghi không thể ngờ rằng, những tháng năm vương triều tuy ngắn ngủi nhưng oanh liệt của mình, không chỉ để lại hình ảnh bất tử của vị quân vương yêu nước gắn liền với phong trào Cần Vương chống Pháp, mà còn làm cho lòng dạ nhân gian nhuốm màu huyền sử về những báu vật mà ngài mang theo trên những chặng đường kháng chiến nơi sơn dã vùng bắc miền Trung.
Từ trước đến nay, dù hao tổn công sức trong sự vô vọng, nhưng việc tìm kiếm báu vật đã diễn ra tại vùng rừng núi Minh Hóa, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, nơi được xem là căn cứ địa cuối cùng của Vua tôi Hàm Nghi. Không ai hay rằng, một số báu vật huyền thoại ấy lại được lưu giữ trong một ngôi làng hẻo lánh ở vùng Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, một địa danh giáp giới với hai huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa của đất Quảng Bình!
Tôi không bao giờ quên giây phút nhà thơ Võ Hồng Hải, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh, với nét mặt nghiêm trang nói với tôi:
- Hôm nay tôi và nhà văn Đức Ban - Giám đốc Sở sẽ dành cho anh một món quà năm mới Đinh Hợi. Đó là sẽ đưa anh đi gặp các báu vật của Vua Hàm Nghi ở huyện Hương Khê, mà ngay cả chúng tôi đây cũng chưa bao giờ được nhìn thấy!...
Hương Khê! Miền đất tôi đã in dấu chân 10 năm qua, chỉ với một ý niệm những mong tìm lại hình ảnh tháng năm thiếu sinh quân của người cha yêu dấu, lại là nơi cất giấu báu vật của Vua Hàm Nghi? Tôi không dám tin vào những gì anh Võ Hồng Hải nói! Nhưng mọi tồn nghi trong tôi đã bắt đầu chìm khuất dưới tiếng trống của dân làng Phú Gia vang lên khi xe đưa chúng tôi vượt qua đường Hồ Chí Minh, luồn sâu vào ngõ làng thôn xóm Phú Hòa.
Đón chúng tôi ngay từ trước ngõ, là một cụ già có khuôn mặt hiền từ trong tà áo dài tím. Cụ già làm tôi ngỡ ngàng như gặp lại một cựu binh Cần Vương hiện về giữa làng quê Phú Gia. Đó chính là Đạo chủ Trần Văn Nhung, 78 tuổi, người được dân làng Phú Gia giao phó trách nhiệm lưu giữ báu vật của Vua Hàm Nghi!
Ngôi mộ của vua Hàm Nghi ở làng Thonac (France)
Tôi bước vào ngôi nhà tranh vách nứa, cảm thấy sự linh thiêng khi nhận ra trên bàn thờ đơn sơ một bát hương nghi ngút khói và một linh ảnh Vua Hàm Nghi uy nghiêm.
Trước bàn thờ nhuốm màu huyền bí của miền sơn cước ấy, cụ Trần Văn Nhung cử hành những nghi lễ với tiếng chiêng thanh tao, tiếng trống u trầm, hòa quyện lời nguyện cầu linh thiêng, không phải cho gia đình, cũng không phải cho làng Phú Gia, mà cho quốc thái dân an.
Sau nghi lễ, cụ Trần Văn Nhung bước vào gian thờ, kính cẩn nâng trên tay một cặp song kiếm hoen bụi thời gian. Cặp kiếm dài chừng nửa mét, lưỡi kiếm sắt, chuôi gỗ chạm hình phượng sơn son. Một nỗi niềm xúc động dâng trào khi đôi tay tôi đón nhận cặp kiếm. Ôi đức vua Hàm Nghi! Vị quân vương yêu nước 120 năm trước đã từng cầm thanh kiếm này trên tay, khởi hịch Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và con dân đứng lên phò vua giúp nước đuổi giặc!
Dưới trướng của đức vua là đại thần Tôn Thất Thuyết, là anh hùng Phan Đình Phùng vang bóng thời gian bởi khí phách hùng cường ở căn cứ địa Vũ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 142,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)