Bạo lực học đường

Chia sẻ bởi Dương Thị Hương | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bạo lực học đường thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
THÀNH LẬP CLB BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
CĂN CỨ THỰC HIỆN
- Thực hiện quyết định số 656/UBND ngày 13/03/2010 của Ủ�y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng "V/v Ban hành đề án phòng, chống bạo lực học đường tỉnh Lâm Đồng giai doạn 2010 - 2015".
- Th?c hi?n k? ho?ch s? 5013-KH/UBND ng�y 16 th�ng 12 nam 2011 c?a ?y Ban Nh�n D�n th�nh ph? V/v Phịng, ch?ng b?o l?c h?c du?ng nam h?c 2010 -2011 tr�n d?a b�n th�nh ph? D� L?t.
- Th?c hi?n NQ c?a BCH Th�nh Dồn.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của t? ch?c Dồn v� dồn vi�n thanh thi?u nhi trong nhà trường, gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục học sinh phòng chống bạo lực học đường, thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ kịp thời sức khỏe, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường.
- Tăng cường trách nhiệm của t? ch?c Dồn - H?i - D?i trong nhà trường đối với việc phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường trong trường học.
- Tăng cường năng lực h�nh vi, trang b? k? nang s?ng c?n thi?t trong việc phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường. Thông qua hoạt động, câu lạc bộ nh?m l�m t?t cơng t�c dồn k?t, t?p h?p đồn vi�n thanh thi?u ni�n sinh ho?t trong mơi tru?ng l�nh m?nh, trang b? c�c ki?n th?c v? ph�p lu?t, rút ra những kinh nghiệm, bài học trong việc phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường đạt được yêu cầu hiệu quả cao, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi bạo lực học đường
MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu:
a. Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện công tác phòng chống bạo lực học đường nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của tổ chức Đoàn – Hội – Đội nhà trường, gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục học sinh tăng cường phòng chống bạo lực học đường.
Phòng chống bạo lực học đường thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính, thực hiện các biện pháp vận động giáo dục của tổ chức Đoàn – Hội – Đội và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng bảo vệ kịp thời sức khỏe, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Năm học 2010 – 2011: 100% các Liên đội, Đoàn trường ra mắt được CLB “Phòng chống bạo lực học đường trong trường học”.
- Nhằm tuyên truyền trong Đoàn viên thanh thiếu niên học sinh nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường.
2. Đối tượng:
- Taát caû Đoàn viên, thanh thiếu niên, hoïc sinh ñang hoïc taäp vaø sinh hoaït trong nhaø tröôøng.
- Ban giaùm hieäu nhaø tröôøng, BCH Đoaøn tröôøng, Hoäi LHTN, Lieân ñoäi.
- Môøi: Caùc thaønh vieân thuoäc toå chöùc khaùc ñoùng chaân treân ñaïi baøn tröôøng: Ñoaøn thanh nieân, Hoäi Cựu chiến binh, Coâng an, Tö phaùp, Ñoäi daân phoøng, Löïc löôïng daân quaân töï veä taïi phöôøng, xaõ.
3. Thời gian, địa điểm:
a. Giai đoạn 1:
- Thời gian: Quý I/2011
- Địa điểm: Tại các đơn vị Liên đội - Đoàn trường.
- Xây dựng kế hoạch triển khai đề án.
Khảo sát, đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của bạo lực học đường trong trường học trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
* Chỉ tiêu: Xây dựng mô hình điểm và ra mắt mô hình CLB “Phòng, chống bạo lực học đường” ở các cơ sở Đoàn trường và liên đội THCS trực thuộc Thành Đoàn Đà Lạt.
b. Giai đoạn 2: Từ 2011 đến 2015.
- Duy trì nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB phòng chống bạo lực học đường trong trường học.
- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch vào cuối năm 2015.
* Chỉ tiêu: 100% các CLB hoạt động có hiệu quả.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của tổ chức Đoàn – Hội – Đội, các cơ quan quản lý giáo dục về phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường cụ thể như sau:
- Tổ chức quán triệt đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực học đường, mục tiêu, yêu cầu, nội dung trọng tâm của chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn – Hội – Đội quản lý giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường là một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện hiệu quả sự nghiệp giáo dục.
- Tham gia phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ Đoàn - Hội - Đội và cán bộ trong ngành giáo dục.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền về pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ñoàn viên thanh thiếu nhi, học sinh.
- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho ñoàn viên thanh thiếu nhi trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
2. Nâng cao nhận thức cho các gia đình trong việc phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường, cụ thể:
- Tăng cường giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em trong gia đình. Gia đình phải lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em, kịp thời theo dõi, phát hiện những lệch lạc, sai sót để có những uốn nắn kịp thời.
- Cha mẹ phải xác định những cách thức, phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp, đồng thời phải là những tấm gương cho con em học tập và hoàn thiện nhân cách, quan tâm giáo dục con em trong gia đình.
- Tập trung nâng cao đời sống kinh tế gia đình nhằm đảm bảo cuộc sống cho các em, giúp các em trưởng thành, phát triển đầy đủ về nhân cách.
3. Tăng cường vai trò tham mưu của cán bộ Đoàn – Hội – Đội cho cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường trong phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường như sau:
- Nhà trường phải chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh; phải gắn trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, nhất là lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. Vì đây là lực lượng nắm chaéc đối tượng học sinh chủ nhiệm lớp về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tích cách, khả năng và thiên hướng của từng học sinh để có thể đưa các em vào các hoạt động phù hợp.
- Hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hàng năm cho tổ chức Đoàn – Hội – Đội và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, chỉnh đốn những hành vi trù dập học sinh của đội ngũ giáo viên và có hình thức xử lý kịp thời với các hành vi vi phạm. Các thầy cô giáo phải luôn trau dồi, rèn luyện mình, xứng đáng là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh học tập, noi theo.
- Cuûng cố hoạt động của các tổ chức Đoàn – Hội – Đội; tổ chức nhiều sân chơi mới bổ ích để thu hút học sinh tham gia.
- Công tác phối hợp của nhà trường, các đoàn thể phải luôn luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an các cấp trong công tác quản lý học sinh ngoại trú. Thực hiện thông báo định kỳ về tình hình, kết quả học tập, rèn luyện, những vấn đề cần lưu ý của học sinh cho gia đình biết để cuøng phối hợp quản lý, góp phần cuûng cố liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục cho học sinh.
4. Các biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường cụ thể như sau:
- Căn cứ đặc điểm các tổ chức Đoàn – Hội – Đội trong nhà trường để có kế hoạch quản lý ñoàn viên, thanh - thiếu niên, học sinh cho phù hợp; xây dựng kế hoạch, chương trình phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn và các hướng dẫn của cấp trên.
- Tổ chức xây dựng các mô hình phòng, chống có hiệu quả trong Đoàn viên - Hội viên - Đội viên - Học sinh để các em tham gia giữ gìn an ninh trật tự ngay trong nhà trường, tổ chức các loại hình hoạt động dưới dạng câu lạc bộ để học sinh tham gia phát hiện những biểu hiện vi phạm, trái pháp luật, hành vi phạm tội nhằm giúp thầy cô giáo, lực lượng Công an có những biện pháp quản lý, giáo dục, xử lý kịp thời.
- Tổ chức phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở trong việc quản lý học sinh ngoại trú, huy động sức mạnh tối đa của các nguồn lực trong phòng chống bạo lực học đường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, kế hoạch liên tịch giữa ngành giáo dục với các ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống tội phạm trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên.
- Phối hợp với lực lượng công an tham gia quản lý và có biện pháp quản lý phù hợp đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm có nguy cơ cao. Sự phối hợp này càng chặt chẽ thì sự đảm bảo cho công tác an ninh trật tự, an toàn cho nhà trường càng cao, càng bền vững.
5. Xây dựng cơ chế phối hợp, nâng cao năng lực trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực học đường, cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ chế phối hợp và thực hiện chương trình hành động giữa Đoàn thanh niên với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng chính sách và biện pháp phòng, chống bạo lực học đường. Huy động mọi cá nhân, gia đình và toàn xã hội tham gia phòng, chống bạo lực học đường; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội tham gia công tác phòng, chống bạo lực học đường. Đó là việc xác định các thành viên trong cơ chế tổ chức, xác định các mối quan hệ quản lý, vai trò của các thành viên trong các mối quan hệ đó, hình thức và lề lối quản lý.
- Khảo sát tình hình bạo lực học đường, đánh giá nhận thức và thái độ của nhà trường, gia đình và cộng đồng về việc phòng chống bạo lực gia đình.
- Giám sát, kiểm tra đột xuất và thường xuyên các hoạt động của kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cần xây dựng nội dung kiểm tra, tiêu chí và lực lượng kiểm tra, phương pháp kiểm tra. Thực hiện đánh giá cuối năm học, cuối kỳ và giữa kỳ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trên cơ sở kế hoạch của Thành Đoàn, các liên đội – đoàn trường có kế hoạch tham mưu phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường để ra mắt CLB “Phòng, chống bạo lực học đường” trong năm 2010 – 2011.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục khuyến khích, động viên Đoàn viên thanh thiếu niên, học sinh chấp hành tốt về: Luật giao thông, luật giáo dục, các chỉ thị, thông tư liên tịch, quyết định về công tác bảo vệ an ninh trật tự trong trường học.
3. Phối hợp với công an, tư pháp, các đoàn thể, nhà trường và địa phương, tổ khối chuyên môn trong nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề về tình trạng bạo lực học đường.
4. Thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong các trường học. Đổi mới phương thức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Tăng cường công tác quản lý nắm bắt tình hình, kiểm tra để phát hiện và phối hợp năng chặn các biểu hiện gây mật trật tự nhà trường. Xử lý nhiêm túc các trường hợp vi phạm đạo đức, các hành vi bạo lực trong học sinh.
5. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống , trang bị các kỹ năng sống cho học sinh. Tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy tốt vai trò xung kích của các đội TNXK chữ thập đỏ, ATGT.
Thực hiện: Trần Đức Nam
Thành Đoàn Đà Lạt – 31 Đinh Tiên Hoàng – P2 –TP Đà Lạt.
SĐT: 0919979990
Mail: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hương
Dung lượng: 999,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)