Bao caoday hoc sat doi tuong mon toan lop 2 buoi 2

Chia sẻ bởi Vũ Thị Xuân Hương | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: bao caoday hoc sat doi tuong mon toan lop 2 buoi 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG KHOAI 2
BÁO CÁO THỰC HIỆN DẠY HỌC SÁT ĐỐI TƯỢNG MÔN BỒI DƯỠNG TOÁN LỚP 2
Giáo viên th?c hi?n: Vu Th? Xuõn Huong
I. Nhận thức
Chương trình toán lớp Hai là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, là nền tảng giúp các em hình thành và phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng, khái quát, phân tích, tổng hợp khơi dậy ở học sinh khả năng phát triển ngôn ngữ. Là tiền đề để học lên những lớp học cao hơn. Nắm vững được những kiến thức khái quát hơn, ngược lại nếu bị “ hổng” sẽ gây cảm trở, kìm hãm việc tiếp thu những kiến thức ở bậc học cao hơn. Các kiến thức kĩ năng cơ bản được cung cấp tới học sinh qua chương trình chính khoá .Song muốn thực hành củng cố tốt các kiến thức,
các kĩ năng tính toán cho hs lại được thực hiện ở buổi 2 .
- Chương trình toán học buổi 2 một tuần chỉ có 3 tiết trong đó 1 tiết dành cho thực hành, 2 tiết dành cho BDHSG,Y .Để dạy tốt các dạng bài này giáo viên phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của từng tiết dạy và phải phân biệt được cách dạy bồi dưỡng hs giỏi yếu toán khác với thực hành toán như thế nào trong một tiết dạy đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phát triển óc tư duy cho học sinh .Chính vì vậy ngay từ khi được BGH phân công giảng dạy ,chúng tôi đã bàn bạc các phương pháp dạy học phù hợp, sát đối tượng để thực hiện dạy học sao cho có hiệu quả.

II. Đặc điểm chung .
1. Thuận lợi .
Năm học 2011-2012 tổ 1-2-3 có 6 lớp với 160 học sinh .Tất cả các khối lớp đều được học 8 buổi trên tuần .Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao,tạo điều kiện như cơ sở vật chất phòng học ,bảng chống loá,bàn ghế đầy đủ cho các lớp 8 buổi / tuần .Các đ/c gv dạy lớp 8 buổi /tuần đều trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc .
2. khó khăn .
- Hầu hết hs ở các lớp đều là con em nông dân, điều kiện gia đình hết sức khó khăn, các em chưa nhận được sự quan tâm chu đáo của gia đình .
- Bên cạnh đó việc dạy buổi 2 đối với các đ./c giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào hướng dẫn cho việc dạy học buổi 2 mà chỉ qua buổi học chính khoá, GV tự tổng hợp lại kiến thức để hs bồi dưỡng và thực hành ở buổi 2. Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giảng dạy cũng như chất lượng học lớp 8 buổi /tuần ở trường tôi.
III.Biện pháp cụ thể
1 .Đối với hs .
- Ngay từ đầu năm học từ cuộc họp phụ huynh chúng tôi đã phổ biến cho phụ huynh các kèm cặp giúp đỡ con em mình học ở nhà .Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ sách vở, ĐDHT.
2. Đối với giáo viên.
- Giáo viên phải nắm vững chương trình toán học lớp 2. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học với từng bài, từng đối tượng học sinh mà tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp.
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động dạy học còn học sinh là người tích cực tham gia các hoạt động học tập, giúp các em tự tìm tòi chủ động khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thông qua đồ dùng dạy học của giáo viên, đồ dùng học tập của học sinh. Trong mỗi tiết học chúng tôi thay đổi các hình thức dạy học để cho không khí giờ học sôi nổi, thoải mái. Học sinh tiếp thu bài một cách tích cực. VD: Bài tìm thừa số của phép nhân, chúng tôi hướng dẫn hs cách tìm thừa số thông qua mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên cơ sở kiến thức đã học là lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia và ngược lại. Từ đó,
các em tìm ra cách làm. Khi dạy bồi dưỡng, chúng tôi dựa vào đặc điểm nhận thức của từng em để phân ra các đối tượng: hs trung bình và hs khá giỏi. Đối với hs trung bình chúng tôi chỉ yêu cầu làm hoàn chỉnh bài tập điền số và giải toán có lời văn còn bài tập 2 tìm thừa số x chúng tôi chỉ yêu cầu hs trung bình làm hai phép tính: X x 2 = 16 và 3 x X = 24, Bài tập 4 - Tìm y thì học sinh không chỉ vận dụng kiến thức tìm thừa số mới học mà đòi hỏi học sinh phải tư duy nhớ lại kiến thức tìm số hạng mà các em đã được học ở học kì 1 để vận dụng làm bài. Khi đó, chúng tôi chỉ yêu cầu đối tượng
học sinh trung bình làm một cột tính là y + 2 = 12 và y x 2 = 12 . Sau khi học sinh làm bài, giáo viên tổng hợp, hệ thống hóa lại kiến thức giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức đã học. Đối với hs khá giỏi thì chúng tôi yêu cầu hs làm hết các bài tập trong sách thực hành và ngoài ra, giáo viên có thể đưa thêm một hoặc hai bài tập ở sách nâng cao vào cho học sinh cọ sát và tìm cách giải: Chẳng hạn: chúng tôi có thể đưa thêm bài toán dạng tìm X ở sách nâng cao Toán lớp 2 vào cho học sinh khá giỏi làm là X x 2 = 12 + 2 và 5 x X = 20 - 5.
Về chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: để tiết học thành công thì khâu soạn bài cũng giữ vai trò quan trọng .Tôi thường nghiên cứu kĩ nội dung bài trong SGK kết hợp với việc nghiên cứu SGV, STK và các tài liệu liên quan như: sách toán nâng cao, tập san… Để đạt được nội dung bài dạy chúng tôi tham khảo và lựa chọn những phương pháp, hình thức dạy học sao cho phù hợp với học sinh. Đối với từng bài bồi dưỡng toán, cần củng cố kiến thức gì ,rèn luyện kĩ năng nào? Có liên quan đến nội dung boạt động nào ? Hướng dẫn học sinh cách giải toán qua những hoạt động gì ?
Cần sử dụng đồ dùng dạy học nào để phù hợp với mỗi tiết dạy ? Cả tổ chúng tôi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn luôn tìm ra các phương pháp dạy học tối ưu nhất để định hướng cho các em tự biết thực hành và tìm ra điều mình cần tìm để giờ học luôn đạt hiệu quả cao. Khi dạy bồi dưỡng Toán bài Bảng chia 2, đối với bài tập 2, viết phép chia theo mẫu: chúng tôi sử dụng đồ dùng trực quan là đưa ra các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn, có tất cả 10 chấm tròn và yêu cầu hs viết phép chia tương ứng để tìm số tấm bìa. khi đó học sinh sẽ tìm được phép chia là 10 : 2 = 5. Ngoài các bài tập trong sách thực hành Toán dành cho đối tượng
học sinh đại trà,chúng tôi đưa thêm bài toán: Đàn gà đang ăn ở sân, Bình đếm thấy 16 chân gà. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con? ở sách toán nâng cao lớp 2 cho đối tượng học sinh khá giỏi làm. Để làm được bài tập này, đòi hỏi học sinh phải có tư duy và phải vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình. Nếu học sinh gặp khó khăn khi làm bài, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi: Thông thường một con gà có mấy chân? Có tất cả 16 chân gà mà mỗi con gà có 2 chân, muốn biết đàn gà có mấy con ta làm như thế nào? Từ đó học sinh dễ dàng giải được bài toán.
Khi dạy bài giờ phút, với đối tượng học sinh Trung bình, chúng tôi yêu cầu làm hết bài tập 1, bài tập 2, bài tập 4 và làm các phép tính ở dãy tính thứ nhất của bài tập 3, còn đối tượng học sinh khá giỏi làm hết các bài tập trong sách thực hành và chúng tôi đưa thêm bài toán để phát huy óc tư duy của học sinh là: Một người đi xe máy dự định đi từ tỉnh A đến tỉnh B trong 3 giờ. Nhưng giữa đường, họ vào nhà người bạn chơi mất 2 giờ. Hỏi người đó đến B sau mấy giờ? Với dạng bài này, sẽ giúp các em củng cố kĩ năng cộng số đo thời gian và phát triển tư duy cho học sinh.
Chúng tôi luôn nghiên cứu kĩ khâu soạn bài theo sự thống nhất của từng bài soạn cần cô đọng, súc tích không rườm rà nhưng đảm bảo đủ tiến trình lên lớp, thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò, có hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh của lớp.
Thực tế giảng dạy: tuỳ theo mục tiêu và nội dung của bài mà chúng tôi sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.Với những dạng bài như bồi dưỡng về số 1 trong phép nhân và phép chia, chúng tôi chủ yếu sử dụng các hình thức hoạt động cá nhân để các em được đặt tính, tính toán và tư duy.
Với bài tập 1Tính nhẩm, chúng tôi yêu cầu đối tượng học sinh đại trà phải làm tốt. Bài tập 2 - Tìm x, chúng tôi yêu cầu đối tượng học sinh trung bình làm được cột thứ nhất X x 1 = 3 và X : 2 = 1. Còn đối tượng học sinh khá giỏi phải làm được cả bài. Với bài tập 3 - Tính, trước hết chúng tôi hướng dẫn học sinh cách tính từ trái qua phải, sau đó, chúng tôi yêu cầu học sinh trung bình làm các dãy tính ở hàng ngang thứ nhất, còn với đối tượng học sinh khá giỏi chúng tôi yêu cầu làm cả bài. Ở bài tập 4 - Số chúng tôi cũng yêu cầu đối tượng học sinh khá giỏi
làm cả bài còn học sinh trung bình chúng tôi chỉ yêu cầu làm cột tính thứ nhất của bài tập. Còn các dạng bài như giờ phút, thực hành xem giờ chủ yếu chúng tôi sử dụng các hoạt động nhóm ,cặp để các em được cùng nhau tìm tòi kiến thức, giúp đỡ nhau trong học tập .
- Ngoài các biện pháp trên chúng tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệp giảng dạy của mình qua các buổi dự giờ học tập kinh nghiệp, các tiết dạy mẫu ,các buổi tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học thực hành toán buổi 2.
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi cũng luôn cố gắng tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân bằng nhiều hình thức như dự giờ đồng nghiệp tham mưu với cấp trên một số biện pháp dạy học bồi dưỡng sát đối tượng để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 của bản thân và học sinh bằng các bài trắc nghiệm .Qua các buổi kiểm tra chuyên môn, được sự góp ý của tổ chuyên môn, chỉ rõ cho chúng tôi cái được và cái chưa được, và cùng các đ/c nghiên cứu để tìm ra cách dạy đúng , dạy hay.
III. Kết quả
1. Về phía giáo viên
Nắm chắc phương pháp giảng dạy, sử dụng trực quan ở các tiết cung cấp, hình thành kiến thức mới thành thạo, tổ chức tốt các hình thức dạy học sát đối tượng để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ở các tiết học buổi 1 và buổi 2 thông qua các tiết thực hành và bồi dưỡng toán.
2. Về phía học sinh
Qua thời gian học tập, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, không khí giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài chủ động, tích cực, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, chăm chỉ hơn,
tự tin hứng thú trong học tập và thực hành làm toán. Qua đó, HS được củng cố, rèn luyện các kĩ năng thực hành tính toán và vận dụng kiến thức đã học một cách có hiệu quả trong các lớp học và bậc học cao hơn và vận dụng trong cuộc sống.
Trên đây là một số việc làm của tôi để nâng cao chất lượng dạy học sát đối tượng môn Bồi dưỡng Toán lớp 2 . Rất mong được sự góp ý kiến trong hội đồng sư phạm nhà trường cùng các vị đại biểu để chúng tôi bổ sung thêm kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy Bồi dưỡng môn toán được tốt hơn.



Cuối cùng tôi xin kính chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các đồng chí giáo viên có mặt trong hội đồng sư phạm ngày hôm nay. Kính chúc hội nghị chuyên đề của chúng ta thành công rực rỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Xuân Hương
Dung lượng: 1,33MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)