Báo cáo Singapore- Loan Quảng Ninh

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo Singapore- Loan Quảng Ninh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Báo cáo kinh nghiệm qua chuyến tham quan học tập tại Singapore
Thời gian từ ngày 5 đến 12 tháng 7 năm 2009.
Ngày 6 tháng 7 thăm và làm việc tại Viện Sư phạm Singapore
1. Cơ cấu:
- Tổng số có khoảng 27.000 giáo viên.
- Có 360 trường học

2. Cách quản lí:
- Bộ giáo dục quản lí: Tiểu học, THCS, THPT, không quản lí Mầm non và Đại học.
Chương trình và SGK:
- HS được học 4 môn chính: Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Tiếng Mẹ đẻ.
- SGK được hiệu trưởng và gv lựa chọn bộ sgk phù hợp, không bắt buộc sử dụng 1 bộ sgk chung cho cả nước.
- HS học 6 năm Tiểu học.
+) Giáo viên:
- Gv dạy tốt có thể luân chuyển đến trường tốt dạy.
- Gv làm việc theo năng lực (quản lí, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học).
- Gv chủ nhiệm có thể dạy 2 trong 3 môn chính, có gv dạy tiếng Mẹ đẻ riêng.

3.Giới thiệu về chương trình Giáo dục công dân
- Hs học ghi nhớ các ngày lễ của Singapore.
- Kiến thức học trên lớp, vận dụng ra bên ngoài. Hs học cách có trách nhiệm là 1 công dân và có trách nhiệm với đất nước.
- Có thể đưa hs đi thực tế bên ngoài với nhiều nội dung khác nhau.
- Có thể mời đoàn văn công đến trường biểu diễn kịch để hỗ trợ cho môn học.
- Dạy GDCD tích hợp qua các môn học.
- Khuyến khích hs nhặt rác, thu gom rác, mang giẻ để lau bàn ghế…
- Gv và hs cùng tham gia đóng góp tiền ủng hộ, hiến máu,…
Mỗi lớp có 1 nguồn kinh phí để hoạt động, Gv lựa chọn nội dung hđ cho phù hợp với lớp của mình.
- Cuối năm cử gv đi nước ngoài để hỗ trợ hs nước ngoài học Tiếng Anh, quyên góp sách ủng hộ hs khó khăn.
+) Học sinh:
- HS học tốt được chuyển đến trường chuyên để học (chuyên Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Mĩ thuật, TDTT)
- HS học tập có kết quả không tốt được chuyển đến trường học phù hợp dành cho trẻ em có khó khăn.
- Trẻ em có vấn đề về trí tuệ được đưa vào trường chuyên biệt.
Trẻ em mải chơi, không chăm chỉ học được chuyển vào trường chuyên nghiệp dạy nghề.
- Sáu năm tổ chức kì thi quốc gia 1 lần (Thi tốt nghiệp Tiểu học).
- Có trường học dành riêng cho hs nam và nữ, cũng có trường hs nam và nữ học chung.

Ngày 7đến 9 tháng 7 thăm và làm việc tại zhonghua primary school
Trò chuyện với hiệu trưởng
Trường có 300 gv và 1300 hs
Đội ngũ quản lí và gv:
- Có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó
- Các trưởng khoa: TAnh, Toán, khoa học, Tiếng mẹ đẻ.
- 1 tư vấn
- 1 gv phụ trách chung: Điện, nước,…(có 4 nhân viên)
- Có nhân viên làm đồ dùng dạy học.

Phân công giảng dạy:
- Gv giảng dạy khối lớp theo sự lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.
- Gv mới được luân chuyển cho phù hợp.
Bồi dưỡng chuyên môn:
- Có 1 gv chuyên phụ trách về việc đưa gv đi bồi dưỡng về mảng nào nếu cần, gv có thể tự đăng kí theo nguyện vọng.
- Có thể đào tạo tại trường hoặc ra ngoài (có thể đi nước ngoài nếu cần).Sau khoá học có kiểm tra xem áp dụng như thế nào.
- Có giải thưởng cho gv giỏi.
Thời gian nghỉ học: Hs nghỉ theo kì:
Tháng 3 nghỉ 1 tuần
Tháng 6 nghỉ 4 tuần
Tháng 9 nghỉ 1 tuần
Tháng 12 nghỉ 5 tuần
Kinh phí hoạt động do chính phủ hỗ trợ, nếu thiếu phụ huynh đóng góp.

Trò chuyện với hiệu phó:
- Tiểu sử của trường: Trường được thành lập và hđ 22 năm. Cách đây 97 năm thì trường học toàn nữ của người Trung Hoa.
- Trường có 1347 hs, trong đó người TQ: 62%; Malai 14%; Ấn độ: 12%; nước khác: 12%. Hs các nước học chung trong 1 lớp. Hs chỉ học nửa ngày: từ 8h đến 13h30.
- Mỗi lớp được đặt tên riêng:
+) Lớp 1: Chăm chỉ
+) Lớp 2: Cần cù
+) Lớp 3: Kỉ luật
+) Lớp 4: Hội nhập
+) Lớp 5: trách nhiệm
+) Lớp 6: Thành tích nổi trội
- Công tác phổ cập từ lớp 1đến lớp 10.
Trò chuyện với trưởng khoa Tiếng Anh:
- Tập trung rèn 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết
+ Rèn kĩ năng nói cho hs trong giờ học.
+ Rèn kĩ năng đọc bằng cách: đọc báo, đọc các loại sách,
+ Rèn kĩ năng viết: Mỗi hs có 1 quyển nhật kí để viết. Lớp 1, 2 viết câu; lớp 4, 5, 6 viết 1 đoạn văn.
- Có tủ sách di động để tại lớp, sau 1 tuần đổi cho lớp khác.
- Mở lớp tập huấn cho gv để nâng cao kĩ năng viết.
- Có gv hỗ trợ hs yếu kém riêng từ lớp 1 đến lớp 6.
- Lớp 1, 2 tập trung vào rèn kĩ năng đọc cho hs.
- hs đọc báo vào các ngày thứ ba hàng tuần.
- 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết được chia thành từng tiết riêng.
- Sách, truyện do Bộ giáo dục hỗ trợ.
- Hs học 17 tiết trên tuần.
Dự giờ: Luyện nói Tiếng Anh
- Gv giới thiệu bài
- Cho hs quan sát tranh và yêu cầu miêu tả tranh (Cuộc thi vẽ tranh).
- Gv hướng dẫn hs nói:
+ Theo E cái gì đang diễn ra?
+ Trên sân khấu có những gì?
+ Cuộc thi đã bắt đầu chưa? Vì sao E biết?
- Gv đưa đoạn văn miêu tả bức tranh (có lồng cảm xúc)
và đọc
- Gv chia nhóm 4 hs, yêu cầu hs thảo luận 1 góc của bức tranh (1 bé bị đổ màu vào tranh đang khóc và khoe với mẹ; bé trai ngồi cạnh ngạc nhiên nhìn)

- Học tập trung: Hs Các nhóm trình bày ý kiến
+ Em đang làm gì?
+ Miêu tả sắc thái nét mặt của bé trai
+ Em có nghĩ là thời gian có hạn không?
+ Em trai sẽ làm gì? Có giúp đỡ bé gái không?Có xin lỗi không?
Yêu cầu hs viết ra bảng cách giải quyết theo nhóm (xin thêm thời gian)
+ Những người tổ chức cuộc thi sẽ làm gì khi có những biến cố xảy ra?
Gv và hs phân tích bức tranh xem nên làm thế nào tiếp theo: cho ngồi riêng, có bàn ghế để ngồi vẽ…
Trò chuyện với trưởng khoa Khoa học:
- Nội dung, chương trình chia làm 3 mảng chính: KHXH, KHMT, KHĐS
- Dạy học theo mô hình 5 E (bắt đầu bằng 5 chữ E)
+ Tích hợp: thông qua ví dụ, dẫn chứng hay 1 đoạn vidio để gây sự chú ý cho hs với bài học.
+ khám phá: Hướng dẫn hs qua hđ trực tiếp, nội dung chính bài giảng; hs tự thu thập thông tin, số liệu (hs làm trung tâm).
+ giải thích: Hs đưa ra phần giải thích của mình.
+ Liên hệ thực tế:Hs liên hệ với cuộc sống bên ngoài.
+ Đánh giá: Cả gv và hs cùng đánh giá; hs tự đánh giá (Kiểm tra, thi)
- Chương trình học từ lớp 3 đến lớp 6.
- Có gv chuyên xây dựng bài giảng cho hs khá giỏi.
- Thiết kế bài giảng do 1 nhóm gv trong khoa thực hiện.

Dự giờ Khoa học lớp 5: Hệ thống hô hấp
*) Gv chiếu hình vẽ cơ quan hô hấp và hướng dẫn hs làm thí nghiệm theo nhóm 4.Gv đưa hệ thống câu hỏi lên máy chiếu để hs thảo luận
*)Thí nghiệm: - Hs lên nhận đồ thí nghiệm (mỗi nhóm1nửa trên của chai lavi to, 1 găng tay cao su, 2 quả bóng bay; mỗi hs 1 ống nhựa). Hs tự hoàn thành đồ thí nghiệm (đút 2 quả bóng bay vào ống nhựa 2 chạc làm 2 lá phổi, lấy đất nặn bịt chặt không để hở, lấy găng tay bịt kín phần dưới chai lavi)
- Hs thực hiện hít vào thở ra theo nhóm 4.
*) Hs trình bày nội dung thảo luận:
- Giải thích bộ phận nào của thí nghiệm là lá phổi?
- Điều gì xảy ra với phổi khi ta hít vào? Giải thích hiện tượng đó bằng đồ thí nghiệm của các em.
- Điều gì xảy ra với phổi khi ta thở ra? Giải thích hiện tượng đó bằng đồ thí nghiệm của các em.
- Hs trả lời vào phiếu bài tập cá nhân
- Cho hs so sánh sự khác biệt giữa hệ thống hô hấp thí nghiệm với hệ thống hô hấp của con người.

Trò chuyện với trưởng khoa Toán:
- Qua chương trình môn Toán giúp hs phát triển nhận thức, quá trình giải toán, các khái niệm, kĩ năng và thái độ học.
+ Nhận thức: Cách suy nghĩ của từng hs về môn toán.
+ Quá trình giải toán: phân tích, giao tiếp, kết nối với môn khác, kĩ năng suy nghĩ, ứng dụng
+ Khái niệm: Số học, đại số, hình học, thống kê xác suất…
+ Kĩ năng: Phát triển kĩ năng tính toán, nhận thức về hình học, phân tích khái niệm đo lường, sử dụng các công cụ toán học (dùng sơ đồ)
+ Khuyến khích hs phát triển thái độ về môn Toán (thích thú, yêu thích, kiên trì…). Tập trung bồi dưỡng hs giải toán.
- Hs lớp 6 thi Tốt nghiệp môn Toán.
Dự giờ Toán lớp 3:
1, Gv giới thiệu những vấn đề thường xuyên gặp phải & những vấn đề ít gặp phải.
2, Gv đưa bài toán: Có 16 con vừa vịt vừa bò, tổng số chân là 46. Hỏi có bao nhiêu con vịt, bao nhiêu con bò?
- Yêu cầu hs tự tìm cách giải & viết ra bảng con.
- Gv hỏi: + Vịt có mấy chân?
+ Bò có mấy chân?
+ 46 chân ta phải nghĩ đến điều gì?
- Gv gạch chân những dữ liệu quan trọng của bài toán.
- Gv gợi ý:
+ Có 8 con vịt & 8 con bò:
8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 16 + 32 = 48
+ Có 9 vịt & 7 bò:
9 x 2 = 18 7 x 4 = 28 18 + 28 = 46
S
Đ
- Gv lập bảng:






3, Gv đưa bài tập lên bảng:
- Gv phát phiếu bài tập cho hs, hs điền vào bảng:






4, Gv đưa bài tập tương tự nhưng nâng cao hơn: (Đồng 20¢ gấp 3 lần đồng 50¢).







Giờ Toán lớp 5: Số thập phân (Tiết 3)















Dự giờ Mĩ thuật lớp 5:
- Gv đưa ra yêu cầu của bài học: vẽ vườn trường nhìn từ góc độ trên nhìn xuống.
- Hs vẽ phác thảo theo nhóm
- Cho hs tự giới thiệu về những cái nhóm mình vẽ.
- Gv gợi ý cho hs cách vẽ: Trong vườn có những cây gì, con gì, nhìn theo góc độ nào để vẽ? và cho hs về nhà vẽ.
- Gv cho hs quan sát một số tranh mẫu được tạo bởi những đồ phế thải: Giấy báo cũ, những sợi dây bỏ đi, giấy gói hàng cũ,…& yêu cầu hs về nhà chuẩn bị những đồ phế thải để giờ sau học làm tranh.

Trò chuyện với trưởng khoa Công nghệ thông tin:
- Mỗi hs đều có máy tính riêng
- Nhà trường có trang bị máy tính cá nhân nhỏ, máy ảnh để hs dùng khi tham gia học ngoài trời & tham quan.
- VD muốn tìm hiểu về 1 cái cây, hs có thể đưa máy tính (có nối mạng) đến gần cây có treo mã vạch & máy tính sẽ hiện lên các thông tin cần thiết về cây đó.
- Gv có thể giao bài cho hs trên máy tính
- Hs có thể xem lại bài giảng trên lớp khi ở nhà.
- Khi có bão hoặc dịch cúm hs không phải đến trường mà gv tiến hành bài giảng qua máy tính đẻ hs có thể học được tại nhà.
- Gv sử dụng máy tính thường xuyên trong giảng dạy.
Trò chuyện với gv phụ trách nhà trường (Có nghiệp vụ công an & có thêm 4 nhân viên): Có nhiệm vụ:
- Quản lí tài sản của trường, phụ trách các thiết bị của trường.
- Tham gia quản lí hs, kết hợp với gv chuyên phụ trách về kỉ luật để giáo dục hs.
- Theo dõi & thông báo khi có hiện tượng bất thường: Sấm sét, động đất…
- Có chương trình phòng chống sét vì ở Singapre hay có sét.

Trò chuyện với gv quản kí hành chính:
- Nguồn kinh phí do chính phủ cung cấp
- Sử dụng kinh phí:
+ Kinh phí vận hành: bảo hành, bảo trì điện nước, mua bổ sung đồ dùng dạy học...
+ Kinh phí về phát triển TDTT, tham quan học tập bên ngoài…
+ Kinh phí về học tập, các chương trình bổ trợ.
+ Kinh phí hỗ trợ làm dự án
+ Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho gv.
+ Kinh phí dạy bơi lội, mĩ thuật, củng cố quan hệ quốc tế.
+ Kinh phí quỹ bổ trợ cho hs nước ngoài (học Tiếng Anh).
+ Kinh phí hỗ trợ cho hs gặp khó khăn.
+ Kinh phí quỹ hỗ trợ cho gv trong trường.
- Sử dụng kinh phí đúng mục đích.
- Bộ giáo dục quản lí, kiểm tra.
Những kinh nghiệm trong chuyến tham quan học tập tại Singapore.
* Môi trường:
- Xanh, sạch, đẹp
- Hs có ý thức giữ vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
* Cách trang trí:
- Lớp học, trường học được trang trí ở mọi nơi: bậc cầu thang là bảng cửu chương, tường lớp là tranh, sản phẩm của hs, nhà vệ sinh là tranh nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh…
- Có vườn cây để hs quan sát, học tập, có nuôi 1 ổ gà…
* Ý thức, kỉ luật của hs:
- Hs có ý thức tự giác cao, luôn tuân theo kỉ luật củalớp, trường
- Hs làm việc luôn theo thứ tự
* Phương pháp dạy học & giáo dục:
- Phối kết hợp các phương phù hợp
- Gắn với đời sống thực tế.
- Ứng dụng sơ đồ tư duy
- Khen thưởng đúng lúc, có thể cộng hoặc trừ điểm cho các nhóm khi thảo luận nhóm.
- Có gv phụ đạo riêng cho hs yếu từng môn.
- Luôn thay đổi các hình thức tổ chức dạy học trong các tiết học.
- Sự hợp tác chặt chẽ của gv.
- Tạo môi trường thân thiện- Giáo dục kinh nghiệm sống, đạo đức, cách ứng xử cho hs. Có phòng tư vấn cho gv, hs, ph.
- Tạo sự thân thiện bằng cách: Với hs mới đến trường được các anh, chị lớn đưa đi xung quanh trường để giới thiệu, kể chuyện về trường.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phhs.
Những giờ học tâm đắc nhất:
1, Giờ Toán lớp 3:
- Gv có sự gợi mở khéo léo, dẫn hs vào bài học tự nhiên.
- Gv luôn gợi ý để hs tự tìm ra cách giải
- Bài giảng của gv lô gíc, khoa học, nâng cao dần yêu cầu của bài nhằm phát huy tính sáng tạo cho hs.
- Hs tiếp thu kiến thức chủ động, có thể vận dụng để làm nhiều dạng bài tương tự.
2, Giờ Tiếng Anh:
- Được học như giờ Tiếng Việt ở VN.
- Đây là giờ luyện nói nên hs được nói nhiều, nói theo chủ đề. Từ khái quát đến chi tiết của bài, được nâng cao dần yêu cầu nói, lúc đầu nói đơn giản, sau lồng thêm cảm xúc.
- Học Tiếng Anh để rèn 4 kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết.
- Hs được đưa ra các phương án có thể xảy ra trong tình huống cụ thể để giải quyết.
3, Giờ Khoa học lớp 5:
- Hs có tính tự lập cao: Tự nhận đồ thí nghiệm và hoàn thành đồ thí nghiệm theo yêu cầu của gv.
- Hs làm việc theo nhóm, mỗi hs làm 1 nhiệm vụ rất tích cực say sưa.
- Hs học tập rất hào hứng, không ngại ngùng khi lên làm thí nghiệm trên lớp.
- Hs được so sánh sự khác nhau giữa đồ thí nghiệm với lồng ngực của người.
- Tiết học đạt hiệu quả cao, hs hiểu bài sâu.
4, Giờ Mĩ thuật:
- Hs được làm việc theo nhóm & từ nhóm tách ra ý tưởng riêng.Các nhóm đều được trình bày ý tưởng của nhóm.
- Hs được giáo dục ý thức tiết kiệm, sản phẩm được làm ra bằng những đồ phế thải mà vẫn đẹp
Gặp gỡ với học sinh Việt Nam tại Singapore:














Tổng kết ngày làm việc tại trường:
- Gặp gỡ trao đổi với ban giám hiệu về những vấn đề được và chưa được khi đến làm việc tại trường để nhà trường rút kinh nghiệm.
- Trò chuyện về giáo dục ở Việt Nam.
- Tặng quà và chia tay.










Những điều có thể áp dụng được ở Việt Nam:
- Xây dựng ngôi trường thân thiện: trang trí trường học, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng thêm nhiều cây xanh.
Gv tự làm đồ dùng.
Giáo dục hs ý thức tiết kiệm, sử dụng đồ phế liệu vào việc làm đồ dùng học tập
Ứng dụng CNTT trong dạy học.
Có gv chuyên bồi dưỡng hs giỏi và phụ đạo hs yếu từng môn.
- Gv gần gũi, thân thiện với hs hơn nữa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: 8,51MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)