BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Bắc Bảo | Ngày 05/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2013-2014 thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

trấn, Ngày 15 Tháng 04 Năm 2014
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ
NĂM HỌC 2013 - 2014
I/ lược lý lịch:
- Họ và tên: THỊ CẨM MUỘI. Sinh năm: 1987.
- Quê quán: Xã Mỹ Tú – Huyện Mỹ Tú - Tỉnh Sóc Trăng.
- Chỗ ở hiện nay: Ấp Mỹ Thuận - Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa - Huyện Mỹ Tú - Tỉnh Sóc Trăng.
- Chức danh: Giáo viên lớp chồi 1, kiêm nhiệm Tổ Trưởng Khối Chồi.
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thị Trấn Huyện Mỹ Tú Tỉnh Sóc Trăng.
II/ Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
1) Tên đề tài: “Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4- 5 Tuổi Học Tốt Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức Thông Qua Hoạt Động Làm Quen Với Toán”.
2) Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi phải tìm hiểu trẻ từ đầu năm học với mục đích nắm bắt tình hình kiến thức đặc điểm của trẻ tại lớp mình và bắt tay vào nghiên cứu từ ngày 05 tháng 09 năm 2013 đến nay.
3) Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến.
Như chúng ta đã biết “Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” như với câu nói trên trẻ em ngày nay không chỉ như thế mà sự tiếp thu và kiến thức của trẻ ngày càng nâng cao và mở rộng để trẻ có những kỹ năng kỹ xảo cho bản sau mỗi độ tuổi. của trẻ nhưng với trẻ ở lứa tuổi mầm non học ở đây là học những gì? mà trong đó cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán sẽ là tiền đề để giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức sau này mà trong đó giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thêm bớt, đếm Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian….góp phần phát triển toàn diện cho trẻ để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức về hoạt động toán.
Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi:
Vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non là dễ nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trên các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, khắc ghi kiến thức mà giáo viên truyền đạt vì vậy cần phải cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày trẻ nhớ nhiều và lâu hơn.
Ví dụ: Vào đầu năm học khi cho trẻ xếp hàng, chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học ở lớp Mầm như: Trước - sau, phải - trái, trên - dưới, cao - thấp….
* Hoặc giờ ăn: Khi trẻ vào ngồi bàn ăn tôi sẽ cho trẻ đếm số bạn ở bàn mình ngồi và xem trên đồng hồ kim chỉ giờ ngay số mấy.
Ví dụ: Trẻ đếm 1, 2, 3, 4, 5 bạn vậy có tất cả 5 bạn.
* Ở các góc chơi:
Ví dụ: Góc chơi bán hàng: Hộp bánh này ở phía trước hay phía sau bạn Búp Bê.
Từ cách ôn lại như vậy trẻ sẽ nhớ lại phần nào kiến thức đã được học khi vào dạy sẽ tiếp thu dễ hơn.
* Ngoài việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho trẻ trên lớp thì giáo viên còn kết hợp với gia đình như:
1. Ở gia đình:
- Tôi trao đổi với phụ huynh cùng giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh qua các giờ sinh hoạt hàng ngày như: Giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi…
Ví dụ: Giờ ngủ dậy hỏi trẻ: Bây giờ là mấy giờ (2 giờ)?
Hoặc: Khi được Mẹ tặng cho hộp bánh thì nên đặt câu hỏi cho trẻ như: Hộp bánh này có hình gì và màu gì?
Biện pháp 2: Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm đồ dùng, đồ chơi học tập của cô và trẻ cho phù hợp với đề tài:
Theo tôi để đạt kết quả cao trên một tiết học thì điều trước tiên đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu sâu về bài dạy như: Phương pháp, đồ dùng cách thức tổ chức.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn học Toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đỏi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.
Ví Dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bắc Bảo
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)