Bao cao giao duc mt
Chia sẻ bởi Thiều Thị Liễu Anh |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: bao cao giao duc mt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC
Đại Lộc, ngày 21 tháng 12 năm 2013
PHẦN I (Phần chung)
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC
Giáo viên cần biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
2/ Giáo viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học.
I. MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
Mục tiêu của phần này cần nắm được:
- Môi trường là gì?
- Thế nào là môi trường sống?
- Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ?
- Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
*. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BVMT
1. Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội
* Môi trường tự nhiên là:
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là:
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm MT nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
II.CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG
MôI trưUờng
Không gian sống
của con người
Lưu trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Chứa đựng các phế thải
do con người tạo ra
Chứa đựng các nguồn
tài nguyên thiên
Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoat động sống con người như không khí để thở nước để uống, lương thực, thực phẩm…
- Con người trung bình mỗi ngày cần 4m3 không khí
sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương
thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 cal
năng lượng nuôi sống con người.
Như vây, môi trường phải có khoảng không gian
thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay
hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung
cấp nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và
sản xuất của con người.
2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm:
Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông và địa bàn vui chơi giải trí…
Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa…
Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như: nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên…
III. THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG
Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó ( đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học…)
Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất)
Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn)
Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú lớp vỏ sống của trái đất)
Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi
trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên
nhân tình trạng đó?
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
- Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là :
Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống.
Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống con người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng,…
2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật. Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.
- Tầng ô-zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ô-zôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất.)
- Sự tổn hại do các hoá chất.
- Nước sạch bị ô nhiễm.
- Đất đai bị sa mạc hoá.
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
- Uy hiếp về hạt nhân.
3. Hiện trạng môi trường Việt Nam :
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước.(Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN, và sinh hoạt tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng thường xuyên xãy ra; . . .)
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay.
1/ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
2/ Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.
3/ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật và lạm dụng thuốc. .
4/ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn TN rừng, TN đa dạng sinh học.
5/ Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loài hải sản biển…
6/ Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm nước và không khí.
7/ Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.
V. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
2- Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học là gì ?
3- Các mức độ lồng ghép giáo dục BVMT và các môn học ở cấp tiểu học.
1. Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
- Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới
- Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn môi trường trong thực tiễn
2. Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học:
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp,
trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây ; làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :
- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.
- Đưa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
3. Phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn học trong trường Tiểu học:
Xác định các mức độ và cách thức lồng ghép GDBVMT qua các môn học.
Các phương pháp cần sử dụng để lồng ghép GDBVMT
Các hình thức để lồng ghép GDBVMT
a. Phương thức tích hợp, lồng ghép
- Mức độ 1: (lồng ghép toàn phần) Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 2: (lồng ghép bộ phận) Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3: (liên hệ)
Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
b. Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ
Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
Khi mục tiêu nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục môi trường
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)
- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục BVMT tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .
Mức độ 3 (liên hệ)
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
c. Phương pháp thường sử dụng:
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
d. Hình thức lồng ghép
- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
PHẦN II
TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
I . Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?
2. Môn Tiếng Việt tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các phương thức nào?
1- Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).
- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Các phương thức tích hợp:
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và
đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học
việc tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương
thức sau:
Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
a. Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...). GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
Ví dụ :
Khi dạy học sinh luyện đọc ứng dụng đoạn thơ có tiếng mang vân mới học và các tiếng mang vần đã học
( Bài 82 TV 1 tập 1 trang 166 ) nội dung đoạn thơ chính là bài hoc về GDBVMT.
Tôi là chim chích
Nhà ở cành chanh
Tìm sâu tôi bắt
Cho chanh quả nhiều
Ri rích, ri rích
Có ích, có ích
Yêu cầu chính là học sinh đọc đúng đoạn thơ, nắm vững tiếng chứa vần mới hoc. Yêu cầu về GDBVMT: giúp học sinh cảm nhận được nội dung đoạn thơ, yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
b. Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh bài Tập đọc Tre Việt Nam sách TV4 tập 1 trang 41 giáo viên kết hợp giáo dục BVMT thông qua câu hỏi 2: Em thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ? Sau khi học sinh trả lời GV có thể nhấn mạnh những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống .
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT ở các lớp trong môn Tiếng Việt :
Lớp 1:
1. Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 1 bao gồm :
1.1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
2. Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 1
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).
2.2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc – Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).
2.3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).
2.4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp).
Lớp 2
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :
1.1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.
2- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 2:
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (chú trọng các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc chủ điểm Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
2.2. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống động vật và với cuộc sống con người (tập trung ở các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú).
2.3. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
2.4. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Bốn mùa, Cây cối).
2.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú).
2.6. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Trường học, Bạn trong nhà, Nhân dân).
Lớp 3
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm :
1.1. HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3
2.1. Dân số, tài nguyên, môi trường : Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thành thị và Nông thôn, Ngôi nhà chung).
2.2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Bắc-Trung-Nam, Ngôi nhà chung).
2.3. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc nhiều chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3, hai tập).
2.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Thành thị-Nông thôn, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
2.5. Đất đai và khoáng sản : Bảo vệ đất đai (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời và mặt đất).
2.6. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn).
2.7. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Tới trường, Bắc-Trung-Nam, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, ).
2.8. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
2.9. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung ; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Anh em một nhà, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
Lớp 4
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Tiếng sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu).
2.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên ; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).
2.3. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống thực vật, động vật và với cuộc sống con người (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu).
2.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm).
2.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).
Lớp 5
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 5:
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Nhớ nguồn).
2.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người).
2.3. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh).
Một số lưu ý về tích hợp GDBVMT trong dạy và học các phân môn Tiếng Việt:
Xác định mục tiêu bài học có tích hợp GDMT (chú ý về mục tiêu của chuẩn KT-KN)
Lựa chọn hình thức tích hợp ( trực tiếp hay gtiếp)
Lựa chọn phân môn trong cùng chủ điểm để tích hợp
Thời lượng, mức độ tích hợp
Tránh lạm dụng tích hợp dẫn đến quá tải với HS
PHẦN III.
PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ BÀI SOẠN
Nhóm 1: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 1
Nhóm 2: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 2
Nhóm 3: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 3
Nhóm 4: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 4
Nhóm 5: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 5
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY,CÔ
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC
Đại Lộc, ngày 21 tháng 12 năm 2013
PHẦN I (Phần chung)
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC
Giáo viên cần biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
2/ Giáo viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học.
I. MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
Mục tiêu của phần này cần nắm được:
- Môi trường là gì?
- Thế nào là môi trường sống?
- Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ?
- Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
*. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BVMT
1. Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội
* Môi trường tự nhiên là:
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là:
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm MT nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
II.CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG
MôI trưUờng
Không gian sống
của con người
Lưu trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Chứa đựng các phế thải
do con người tạo ra
Chứa đựng các nguồn
tài nguyên thiên
Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoat động sống con người như không khí để thở nước để uống, lương thực, thực phẩm…
- Con người trung bình mỗi ngày cần 4m3 không khí
sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương
thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 cal
năng lượng nuôi sống con người.
Như vây, môi trường phải có khoảng không gian
thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay
hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung
cấp nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và
sản xuất của con người.
2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm:
Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông và địa bàn vui chơi giải trí…
Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa…
Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như: nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên…
III. THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG
Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó ( đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học…)
Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất)
Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn)
Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú lớp vỏ sống của trái đất)
Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi
trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên
nhân tình trạng đó?
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
- Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là :
Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống.
Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống con người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng,…
2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật. Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.
- Tầng ô-zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ô-zôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất.)
- Sự tổn hại do các hoá chất.
- Nước sạch bị ô nhiễm.
- Đất đai bị sa mạc hoá.
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
- Uy hiếp về hạt nhân.
3. Hiện trạng môi trường Việt Nam :
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước.(Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN, và sinh hoạt tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng thường xuyên xãy ra; . . .)
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay.
1/ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
2/ Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.
3/ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật và lạm dụng thuốc. .
4/ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn TN rừng, TN đa dạng sinh học.
5/ Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loài hải sản biển…
6/ Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm nước và không khí.
7/ Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.
V. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
2- Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học là gì ?
3- Các mức độ lồng ghép giáo dục BVMT và các môn học ở cấp tiểu học.
1. Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
- Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới
- Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn môi trường trong thực tiễn
2. Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học:
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp,
trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây ; làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :
- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.
- Đưa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
3. Phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn học trong trường Tiểu học:
Xác định các mức độ và cách thức lồng ghép GDBVMT qua các môn học.
Các phương pháp cần sử dụng để lồng ghép GDBVMT
Các hình thức để lồng ghép GDBVMT
a. Phương thức tích hợp, lồng ghép
- Mức độ 1: (lồng ghép toàn phần) Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 2: (lồng ghép bộ phận) Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3: (liên hệ)
Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
b. Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ
Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
Khi mục tiêu nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục môi trường
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)
- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục BVMT tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .
Mức độ 3 (liên hệ)
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
c. Phương pháp thường sử dụng:
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
d. Hình thức lồng ghép
- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
PHẦN II
TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
I . Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?
2. Môn Tiếng Việt tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các phương thức nào?
1- Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).
- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Các phương thức tích hợp:
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và
đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học
việc tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương
thức sau:
Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
a. Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...). GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
Ví dụ :
Khi dạy học sinh luyện đọc ứng dụng đoạn thơ có tiếng mang vân mới học và các tiếng mang vần đã học
( Bài 82 TV 1 tập 1 trang 166 ) nội dung đoạn thơ chính là bài hoc về GDBVMT.
Tôi là chim chích
Nhà ở cành chanh
Tìm sâu tôi bắt
Cho chanh quả nhiều
Ri rích, ri rích
Có ích, có ích
Yêu cầu chính là học sinh đọc đúng đoạn thơ, nắm vững tiếng chứa vần mới hoc. Yêu cầu về GDBVMT: giúp học sinh cảm nhận được nội dung đoạn thơ, yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
b. Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh bài Tập đọc Tre Việt Nam sách TV4 tập 1 trang 41 giáo viên kết hợp giáo dục BVMT thông qua câu hỏi 2: Em thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ? Sau khi học sinh trả lời GV có thể nhấn mạnh những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống .
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT ở các lớp trong môn Tiếng Việt :
Lớp 1:
1. Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 1 bao gồm :
1.1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
2. Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 1
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).
2.2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc – Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).
2.3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).
2.4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp).
Lớp 2
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :
1.1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.
2- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 2:
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (chú trọng các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc chủ điểm Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
2.2. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống động vật và với cuộc sống con người (tập trung ở các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú).
2.3. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
2.4. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Bốn mùa, Cây cối).
2.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú).
2.6. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Trường học, Bạn trong nhà, Nhân dân).
Lớp 3
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm :
1.1. HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3
2.1. Dân số, tài nguyên, môi trường : Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thành thị và Nông thôn, Ngôi nhà chung).
2.2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Bắc-Trung-Nam, Ngôi nhà chung).
2.3. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc nhiều chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3, hai tập).
2.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Thành thị-Nông thôn, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
2.5. Đất đai và khoáng sản : Bảo vệ đất đai (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời và mặt đất).
2.6. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn).
2.7. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Tới trường, Bắc-Trung-Nam, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, ).
2.8. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
2.9. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung ; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Anh em một nhà, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
Lớp 4
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Tiếng sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu).
2.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên ; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).
2.3. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống thực vật, động vật và với cuộc sống con người (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu).
2.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm).
2.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).
Lớp 5
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn T V lớp 5:
2.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Nhớ nguồn).
2.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người).
2.3. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh).
Một số lưu ý về tích hợp GDBVMT trong dạy và học các phân môn Tiếng Việt:
Xác định mục tiêu bài học có tích hợp GDMT (chú ý về mục tiêu của chuẩn KT-KN)
Lựa chọn hình thức tích hợp ( trực tiếp hay gtiếp)
Lựa chọn phân môn trong cùng chủ điểm để tích hợp
Thời lượng, mức độ tích hợp
Tránh lạm dụng tích hợp dẫn đến quá tải với HS
PHẦN III.
PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ BÀI SOẠN
Nhóm 1: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 1
Nhóm 2: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 2
Nhóm 3: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 3
Nhóm 4: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 4
Nhóm 5: Soạn một bài trong chương trình TV lớp 5
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY,CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiều Thị Liễu Anh
Dung lượng: 1,19MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)