Báo cáo chuyên đề cụm " Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua môn tiếng việt" cấp tiểu học
Chia sẻ bởi Ngô Thị Mai |
Ngày 08/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Báo cáo chuyên đề cụm " Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua môn tiếng việt" cấp tiểu học thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM HÀ
CHUYÊN ĐỀ CỤM 3
Số: .../BC - CĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng An , ngày 05 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO CHỈ ĐẠO CHUYÊN ĐỀ
VỀ VIỆC" TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ" CẤP TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2013-2014
Năm học 2013 – 2014 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua: " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Cụm 3 gồm các trường TH Quảng An 2, TH Quảng Lợi, TH Quảng Lâm tiến hành tổ chức thực hiện chuyên đề về "Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số" . Qua đó nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng các mặt giáo dục khác và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở tại ba trường vùng cao.
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường TH Quảng An 2, TH Quảng Lợi và TH Quảng Lâm là một trong những trường vùng sâu, vùng xa- vùng 135, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, nhiệt tình của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Hà.
Đội ngũ giáo viên ổn định đảm bảo về phẩm chất chính trị, về số lượng; có nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước về công tác Giáo dục; có 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, bám lớp, bám trường, có tinh thần trách nhiệm cao.
Số học sinh trên lớp ở các trường với quy mô nhỏ, vì thế việc giáo viên quan tâm tới từng học sinh có rất nhiều thuận lợi.
2. Khó khăn:
Là ba trường vùng núi, cách xa trung tâm huyện, đường xá đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân nghèo nàn, lạc hậu.
Cơ sở vật chất nhà trường hầu như mới chỉ đáp ứng đủ yêu cầu với các điểm trường chính, các phân hiệu còn lại chưa thật sự đảm bảo cho công tác dạy và học của thầy và trò.
Đội ngũ thầy cô có tuổi chiếm tỉ lệ cao, trình độ đào tạo không đồng đều. Do đó việc nắm bắt nội dung chương trình SGK còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số, các em nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn Tiếng việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên, cụm trường chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề: "Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua môn Tiếng Việt" với mục đích từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cũng như dạy học đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học cho HS tại 3 trường vùng núi. Đồng thời từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ đào tạo giữa các trường, các vùng miền trong huyện.
B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
I/Thực hiện xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số:
1. Đối với nhà trường:
Tiến hành triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của phòng, sở và của Bộ GD&ĐT về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Chỉ đạo tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuẩn về tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác hỗ trợ về chuyên môn đội ngũ giáo viên mới biên chế cũng như giáo viên có tuổi.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với các lớp ở
CHUYÊN ĐỀ CỤM 3
Số: .../BC - CĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng An , ngày 05 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO CHỈ ĐẠO CHUYÊN ĐỀ
VỀ VIỆC" TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ" CẤP TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2013-2014
Năm học 2013 – 2014 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua: " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Cụm 3 gồm các trường TH Quảng An 2, TH Quảng Lợi, TH Quảng Lâm tiến hành tổ chức thực hiện chuyên đề về "Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số" . Qua đó nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng các mặt giáo dục khác và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở tại ba trường vùng cao.
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường TH Quảng An 2, TH Quảng Lợi và TH Quảng Lâm là một trong những trường vùng sâu, vùng xa- vùng 135, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, nhiệt tình của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Hà.
Đội ngũ giáo viên ổn định đảm bảo về phẩm chất chính trị, về số lượng; có nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước về công tác Giáo dục; có 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, bám lớp, bám trường, có tinh thần trách nhiệm cao.
Số học sinh trên lớp ở các trường với quy mô nhỏ, vì thế việc giáo viên quan tâm tới từng học sinh có rất nhiều thuận lợi.
2. Khó khăn:
Là ba trường vùng núi, cách xa trung tâm huyện, đường xá đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân nghèo nàn, lạc hậu.
Cơ sở vật chất nhà trường hầu như mới chỉ đáp ứng đủ yêu cầu với các điểm trường chính, các phân hiệu còn lại chưa thật sự đảm bảo cho công tác dạy và học của thầy và trò.
Đội ngũ thầy cô có tuổi chiếm tỉ lệ cao, trình độ đào tạo không đồng đều. Do đó việc nắm bắt nội dung chương trình SGK còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số, các em nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn Tiếng việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên, cụm trường chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề: "Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua môn Tiếng Việt" với mục đích từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cũng như dạy học đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học cho HS tại 3 trường vùng núi. Đồng thời từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ đào tạo giữa các trường, các vùng miền trong huyện.
B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
I/Thực hiện xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số:
1. Đối với nhà trường:
Tiến hành triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của phòng, sở và của Bộ GD&ĐT về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Chỉ đạo tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuẩn về tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác hỗ trợ về chuyên môn đội ngũ giáo viên mới biên chế cũng như giáo viên có tuổi.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với các lớp ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Mai
Dung lượng: 68,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)